Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo bài 39: Bầy chim mùa xuân
Giải dễ hiểu bài 39: Bầy chim mùa xuân. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 39. BẦY CHIM MÙA XUÂN
Khởi động
Chia sẻ với bạn về một việc làm thể hiện sự gắn bó của con người với thiên nhiên mà em biết dựa vào gợi ý:
Giải nhanh:
Mới đây, em và mẹ có cơ hội tham gia vào một dự án trồng cây tại một khu vực bị tàn phá bởi nạn phá rừng. Dự án này không chỉ nhằm mục đích phục hồi diện tích rừng đã mất mà còn tạo ra một không gian xanh cho các loài động vật và thực vật địa phương.
ĐỌC: BẦY CHIM MÙA XUÂN
Câu 1: Tháng Giêng gợi cho nhân vật tôi nhớ về điều gì?
Giải nhanh:
Tháng Giêng gợi cho nhân vật tôi nhớ những hạt cây vừa nảy mầm trên mặt đất.
Câu 2: Tìm những chi tiết cho thấy sự gắn bó của mọi người trong gia đình nhân vật tôi với khu vườn.
Giải nhanh:
- Tôi xin mẹ cho đi chân đắt bởi tôi thích cái cảm giác đất vườn ẩm ướt, mềm mại ôm lấy hai bàn chân thật dịu dàng.
- Bố tôi là người bổ xuống đất nhát cuốc đầu tiên còn anh trai tôi thì hát. Anh ấy luôn hát mỗi khi ra vườn.
- Khu vườn dường như là cả thế giới tuyệt diệu của chúng tôi.
Câu 3: Bầy chim mùa xuân được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Giải nhanh:
Chúng chỉ trở về vào mùa xuân, làm tổ khắp vườn và rồi sẽ bay đi khi những tia nắng đầu tiên của mùa hè chiếu xuống. Chúng có màu đỏ. Tất cả chúng đều có màu đỏ. Chúng đậu trên những vòm cây như quả chín.
Câu 4: Qua hai đoạn văn cuối bài, em cảm nhận được tình cảm của gia đình nhân vật tôi dành cho bầy chim như thế nào? Vì sao?
Giải nhanh:
Đó là một tình cảm trìu mến, yêu quý và đầy niềm hạnh phúc. Điều này chứng minh tình cảm yêu mến và sự quan tâm mà gia đình dành cho bầy chim, đồng thời phản ánh niềm tin vào sự hòa hợp và tôn trọng giữa con người với thiên nhiên.
Câu 5: Nói 2 - 3 câu về vẻ đẹp của khu vườn khi bầy chim mùa xuân trở về.
Giải nhanh:
Khi bầy chim "Mùa Xuân" trở về, khu vườn như khoác lên mình chiếc áo mới đầy màu sắc và sức sống. Tiếng hót líu lo của chúng vang vọng khắp vườn, tạo nên bản hòa ca tuyệt vời của thiên nhiên, khiến không gian trở nên huyền ảo và tràn đầy niềm vui.
Câu 6: Tưởng tượng, viết 3 - 4 câu kể về hoạt động của bầy chim “Mùa Xuân” khi trở về khu vườn.
Giải nhanh:
Khi bầy chim "Mùa Xuân" trở về, khu vườn như được bừng tỉnh sau giấc ngủ dài của mùa đông. Chúng bay lượn giữa những tán cây, đôi khi hạ cánh nhẹ nhàng trên những cành lá mềm mại, bắt đầu công việc làm tổ của mình. Tiếng hót vang vọng khắp vườn, khiến không khí trở nên sống động và tràn ngập sức sống.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ CÁCH NỐI CÁC VẾ TRONG CÂU GHÉP
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Đồi cát trước nhà tôi là một rừng phi lao nhỏ. Vì cậu tôi mới trồng được vài năm nên những cây phi lao chỉ cao hơn đầu người một chút. Tuy ngọn cây chưa cao lắm nhưng lá kim đã ra xùm xòa. Mỗi khi có gió, cả rừng phi lao lại rì rào, rì rào.
Theo Phan Phùng Duy
a. Tìm câu ghép.
b. Xác định chủ ngữ - vị ngữ của từng câu ghép.
c. Các vế trong câu ghép được nói với nhau bằng cách nào?
d. Có thể tách mỗi vế câu trong từng câu ghép tìm được thành câu đơn không? Vì sao?
Giải nhanh:
a.
- Vì cậu tôi mới trồng được vài năm nên những cây phi lao chỉ cao hơn đầu người một chút. (1)
- Tuy ngọn cây chưa cao lắm nhưng lá kim đã ra xùm xòa. (2)
b.
Câu | Chủ ngữ | Vị ngữ |
(1) | cậu tôi - những cây phi lao | mới trồng được vài năm - chỉ cao hơn đầu người một chút |
(2) | ngọn cây - lá kim | chưa cao lắm - đã ra xùm xòa |
c. Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng cặp kết từ (Vì…nên, Tuy … nhưng)
d. Không thể tách mỗi vế câu trong từng câu ghép tìm được thành câu đơn không vì chúng có ý nghĩa bổ sung cho nhau. Nếu tách thành từng câu đơn thì người đọc không hiểu hết ngữ cảnh của câu.
Câu 2: Thay trong mỗi trường hợp sau bằng một vế câu phù hợp để tạo thành câu ghép:
a. Mặc dù mưa rất lớn nhưng .
b. Nhờ rừng nguyên sinh được bảo vệ nên .
c. Tuy nhưng cành lá đã sum sê, xanh biếc.
d. Vì nên hàng cây bạch đàn lớn nhanh trông thấy.
Giải nhanh:
a. Chúng tôi vẫn cố gắng đến lớp đúng giờ.
b. Ngôi làng dưới chân đồi vẫn bình yên giữa mùa mưa lũ.
c. Trời chưa sang xuân.
d. Bố tôi trồng ở khu đất màu mỡ.
Câu 3: Viết đoạn văn (từ 3 đến 4 câu) giới thiệu về một loài chim mà em thích, trong đó có ít nhất một câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng một cặp kết từ.
Giải nhanh:
Em rất yêu thích loài chim hồng hạc với bộ lông màu hồng dịu dàng và đôi chân dài thon thả. Chim hồng hạc sống thành đàn và thích sinh sống ở những vùng nước nông như đầm lầy hoặc hồ nước, nơi chúng có thể dễ dàng tìm thức ăn như cá và tôm. Em rất yêu mến loài chim này.
VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN CHO BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
Câu 1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
- Tác giả quan sát được những đặc điểm ngoại hình nào của bà khi bà chải tóc và bà cười? Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng từ ngữ, hình ảnh nào?
- Giọng nói của bà được miêu tả bằng những từ ngữ nào?
- Tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho bà của mình thể hiện qua lời tả như thế nào?
- Qua đoạn văn, em học được những gì về cách viết bài văn tả người?
Giải nhanh:
- Khi bà chải tóc:
+ Tóc bà đen và dày, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối.
+ Giọng bà trầm bổng, ngân nga.
- Khi bà mỉm cười:
+ Hai con ngươi sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả.
+ Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
+ Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn.
+ Khuôn mặt của bà tôi vẫn tươi trẻ.
- Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.
- Tình cảm, cảm xúc: nó khắc vào trí nhớ dễ dàng
=> lựa chọn và sử dụng chi tiết một cách khéo léo, kết hợp vớibiện pháp tu từ
Câu 2: Viết đoạn văn tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính tình, hoạt động của một người thân trong gia đình em.
Giải nhanh:
Anh trai em là người có dáng vẻ năng động và khỏe khoắn. Khuôn mặt anh nổi bật với đôi mắt sáng, luôn ánh lên tinh thần lạc quan và ý chí mạnh mẽ. Mái tóc của anh được cắt gọn gàng, thể hiện sự ngăn nắp và chỉn chu. Anh còn có tài lãnh đạo, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các bạn trong lớp. Em rất ngưỡng mộ và yêu thương anh trai của mình.
VẬN DỤNG
Câu 1: Tìm một thành ngữ phù hợp với nội dung bài đọc “Bầy chim mùa xuân”.
Giải nhanh:
Đất lành chim đậu.
Câu 2: Nêu cách hiểu của em về thành ngữ tìm được.
Giải nhanh:
Thành ngữ này thường được dùng để chỉ nơi tốt đẹp, màu mỡ sẽ thu hút sự hiện diện của những điều tốt lành, giống như khu vườn tươi tốt. Qua đó thể hiệnmối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên.55
Bình luận