Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo bài 3: Tiếng gà trưa

Giải dễ hiểu bài 3: Tiếng gà trưa. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. TIẾNG GÀ TRƯA

Khởi động                         

Quan sát tranh minh hoạ, đọc tên bài thơ và đoán xem bài thơ viết về điều gì.

­Dự đoán: Bài thơ viết về những kỉ niệm liên quan đến tiếng gà trưa ở một miền quê Việt Nam.

ĐỌC: TIẾNG GÀ TRƯA

Câu 1: Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đem đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc gì?

Giải nhanh:

Âm thanh tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

Câu 2: Tìm trong khổ thơ 2 và 3 các chỉ tiết, hình ảnh nói về những kỉ niệm của thời thơ ấu mà tiếng gà trưa gợi lại.

Giải nhanh:

Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh.

Tuổi thơ hạnh phúc với những giấc mơ đẹp về tiếng gà trưa.

Câu 3: Theo em, vì sao tiếng gà lại có ý nghĩa đối với anh chiến sĩ?

Giải nhanh:

Vì tiếng gà gắn liền với tuổi thơ hạnh phúc được sống trong tình yêu thương của người bà thân yêu; là cội nguồn tạo nên những tình cảm thiêng liêng là tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước.

Câu 4: Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?

Giải nhanh:

Điệp cấu trúc “Tiếng gà trưa” được lặp lại tạo nhịp điệu và sự kết nối trong mạch cảm xúc cho bài thơ. Nó gợi lên hình ảnh về cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu, gợi lại những kỉ niệm bên bà những ngày thơ ấu.

ĐỌC MỞ RỘNG

a. Tìm đọc truyện:

b. Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ:

- Truyện đã đọc.

- Nhật kí đọc sách.

- Chi tiết mà em thích nhất khi đọc truyện và giải thích lí do.

- ?

d. Ghi chép lại các sự việc chính trong một truyện được bạn chia sẻ.

(e) Đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích.

Giải nhanh:

  1. Truyện Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)

c. Dế Mèn có tính hay nghịch, thích trêu chọc người khác. Một lần trêu chị Cốc, Mèn đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Sau cái chết của Choắt, Mèn cảm thấy vô cùng ân hận.

=> Đây là bài học đầu tiên của Dế Mèn trên hành trình phiêu lưu. Từ đây, Dế Mèn đã biết quan tâm và luôn giúp đỡ người khác.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

Câu 1: Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

a. Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

Nguyễn Khoa Điềm

b. Con đi, con lớn lên rồi

Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!

Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bằm.

Tố Hữu

c. Những bà má Hậu Giang

Tiễn con đi đánh giặc

Chở che hầm bí mật

Bao năm ròng ven sông.

Xuân Quỳnh

- Tìm từ đồng nghĩa trong các đoạn thơ.

- Tìm thêm 2 - 3 từ đồng nghĩa với từ đã tìm được.

Giải nhanh:

- Từ đồng nghĩa: mẹ - bầm - má.

- Từ đồng nghĩa với các từ trên: u, bu, mạ, mợ, mẫu thân,…

Câu 2: Trong mỗi đoạn văn của các bạn học sinh viết dưới đây có từ dùng

lặp lại. Đọc từng đoạn văn và thực hiện yêu cầu:

a. Chúng tôi theo chân những người dẫn đường. Trên đầu là bầu trời xanh bát ngát, không một gợn mây. Bên trái là những cánh đồng lúa bát ngát trải dài về phía biển.

b. Người Việt Nam ở đâu cũng vậy, luôn có ý thức sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi có ai gặp khó khăn, mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ.

c. Cần Thơ “gạo trắng nước trong” là quê hương của tôi. Dù có đi đâu, tôi cũng luôn nhớ về quê hương yêu dấu của mình.

- Chỉ ra từ dùng lặp lại trong từng đoạn văn.

- Giúp các bạn thay một trong hai từ đó bằng một từ đồng nghĩa.

- Nhận xét về cách diễn đạt trong các đoạn văn sau khi thay thế từ ngữ.

Giải nhanh:

- Các từ lặp lại trong các đoạn văn:

a. bát ngát

b. giúp đỡ

c. quê hương

- Thay bằng từ đồng nghĩa:

a. Mênh mông.

b. Tương trợ 

c. Nơi chôn rau cắt rốn.

- Việc sử dụng từ ngữ thay thế làm cho cách diễn đạt trở nên linh hoạt, mềm mại, tránh việc lặp từ.

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa và nêu tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa

trong mỗi đoạn thơ, câu văn sau:

a. Nhớ ngày đông giá rét

Những lá vàng bay xa

Thân cây gây lạnh buốt

Đứng giữa trời mưa sa.

Nguyễn Lãm Thắng

 

b. Bà mình vừa ở quê ra

Bà mang cả bưởi, cả na đi cùng

Áo bà xe cọ lắm lưng

Bưởi, na bà bế, bà bồng trên tay.

Phan Quế

 

c. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.

Anh Đức

Giải nhanh:

a. Giá rét - lạnh buốt: diễn tả và nhấn mạnh các sắc thái của cái lạnh ngày đông.

b. Bế - bồng: diễn tả sự nâng niu của bà đối với những thức quà quê bà dành cho con cháu.

c. Nơi - chốn: tả sự gần gũi, thân thương của quê hương trong tâm trí chị Sứ.

Câu 4: Viết 3 - 4 câu nói về một truyện thiếu nhi mà em thích, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa.

Giải nhanh:

“Sự tích cây vú sữa” là một câu chuyện gây xúc động với tôi mỗi khi nhắc lại. Hình ảnh người mẹ hết lòng bao dung, yêu thương con đã in đậm trong tâm trí tôi. Tình mẹ vẫn luôn là như thế, lúc nào cũng cao quý, thiêng liêng vô cùng. Qua đây tác giả muốn gửi gắm đến mỗi chúng ta là con cái, hãy hiếu thảo và yêu quý bố mẹ mình khi còn có thể.

VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.

Câu 1: Dựa vào bài tập 2 trang 18, lập dàn ý cho bài văn.

Giải nhanh:

I. 

Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở địa phương em

Em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Vì vậy nên  đối với em cảnh biển là cảnh đẹp nhất và đặc biệt hơn đó là cảnh hoàng hôn cuối ngày.

II. Thân bài: tả cảnh hoàng hôn 

1. Tả bao quát:

- Mặt trời dần chìm xuống biển, nắng bắt đầu tắt

- Mọi người chuẩn bị về

2. Tả chi tiết:

a. Khi mặt trời chưa lặn:

- Bầu trời trong xanh, cao vời vợi, những đám mây xanh trải khắp như một tấm thảm

- Nước biển trong xanh

- Nhìn xa xa là thấp thoáng bóng những chiếc thuyền.

- Những người tắm biển đông nghịt sau một ngày làm việc vất cả.

b. Khi mặt trời lặn

- Nắng bắt đầu tắt, nắng dịu lại chứ không chói chang nữa

- Mặt trời từ từ đi về phía chân trời

- Hoàng hôn dần buông xuống, mặt trời như cái mâm đỏ khổng lồ.

- Nước biển từ từ chuyển màu

- Những người tắm biển dần dần đi về.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên biển

- Cảnh hoàng hôn trên biển thật lung linh và tráng lệ biết bao.

- Hình ảnh hoàng hôn trên biển sẽ mãi là kí ức đẹp về quê hương mà em không bao giờ có thể quên.

VẬN DỤNG

Trao đổi với bạn: Tác giả cảm nhận mỗi sự vật trong đoạn thơ sau thay đổi như thế nào khi nghe tiếng gà?

Tiếng gà 

Giục quả na

Mở mắt 

Tròn xoe 

Giục hàng tre 

Đâm măng

Nhọn hoắt

Giục buồng chuối 

Thơm lừng

Trứng cuốc

Giục hạt đậu

Nảy mầm

Giục bông lúa

Uốn câu…

Trần Đăng Khoa

Giải nhanh:

Tiếng gà như một tiếng chuông báo, đánh thức, giục giã vạn vật. Sau khi nghe tiếng gà, vạn vật xung quanh như bừng thức, bắt đầu sinh sôi, nảy nở.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác