Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Tiếng gà trưa (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Tiếng gà trưa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả của bài thơ “Tiếng gà trưa” là ai?

  • A. Xuân Diệu.
  • B. Xuân Quỳnh.
  • C. Chính Hữu.
  • D. Tố Hữu.

Câu 2: Bài thơ dược viết theo thể thơ gì?

  • A. Tự do.
  • B. Bốn chữ.
  • C. Năm chữ.
  • D. Sáu chữ.

Câu 3: Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đem đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc gì?

  • A. Xao xuyến, xúc động.
  • B. Hoài niệm, bất ngờ.
  • C. Bớt ngờ, xao xuyến.
  • D. Bình dị, gần gũi, lo sợ.

Câu 4: Vì sao tiếng gà lại có ý nghĩa với anh chiến sĩ?

  • A. Vì đây là âm thanh ở làng quê mà anh đang sống.
  • B. Vì đây là âm thanh gắp liền với tuổi thơ của anh, gợi cho anh nhớ đến hình ảnh của người bà kính yêu.
  • C. Vì đây là âm thanh mà bà hay kể, lâu rồi anh chưa được nghe.
  • D. Vì nó dễ nghe và thường xuất hiện ở những làng quê yên bình.

Câu 5: Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy gì?

  • A. Tiếng gà nhảy ổ.
  • B. Tiếng gọi của bầy trẻ thơ trong xóm.
  • C. Tiếng bước chân hành quân.
  • D. Tiếng bà nhóm lửa.

Câu 6: Con gà mái vàng được miêu tả như thế nào ?

  • A. Lông óng như ánh nắng.
  • B. Khắp mình hoa đốm trắng.
  • C. Lông óng như màu nắng.
  • D. Mặc chiếc áo màu hoa.

Câu 7: Trên đường đi nhành quân, chú bộ đội đã dừng chân ở đâu?

  • A. Bên thị trấn.
  • B. Dưới gốc đa.
  • C. Trên đầu làng.
  • D. Bên xóm nhỏ.

Câu 8: Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đã gợi cho anh chiến sĩ nhớ về gì?

  • A. Những kỉ niệm tuổi thơ.
  • B. Những tiếng gà ngày xưa.
  • C. Nhớ về bà.
  • D. Nhớ về bếp lửa.

Câu 9: Đâu là hình ảnh ở khổ 2 nói về những kỉ niệm thời thơ ấu mà tiếng gà trưa gợi lại?

  • A. Nghe gọi về tuổi thơ.
  • B. Ổ rơm hồng những trứng.
  • C. Giấc ngủ hồng sắc trứng.
  • D. Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Câu 10: Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đem đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc gì?

  • A. Xao xuyến, xúc động.
  • B. Hoài niệm, bất ngờ.
  • C. Bớt ngờ, xao xuyến.
  • D. Bình dị, gần gũi, lo sợ.

Câu 11: Vì sao tiếng gà lại có ý nghĩa với anh chiến sĩ?

  • A. Vì đây là âm thanh ở làng quê mà anh đang sống.
  • B. Vì đây là âm thanh gắp liền với tuổi thơ của anh, gợi cho anh nhớ đến hình ảnh của người bà kính yêu.
  • C. Vì đây là âm thanh mà bà hay kể, lâu rồi anh chưa được nghe.
  • D. Vì nó dễ nghe và thường xuất hiện ở những làng quê yên bình.

Câu 12: Câu thơ dưới đây, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc”

  • A. So sánh.
  • B. Nhân hóa.
  • C. Điệp từ.
  • D. Ẩn dụ.

Câu 13: Các từ in đậm dưới đây được xếp vào loại từ gì?

“Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

  • A. Động từ.
  • B. Tính từ.
  • C. Danh từ.
  • D. Trạng từ.

Câu 14: Đâu là ý hiểu đúng về câu thơ “giấc ngủ hồng sắc trứng”?

  • A. Vừa gợi màu sắc của quả trứng, vừa gợi liên tưởng về tương lai tốt đẹp.
  • B. Gợi lên sắc màu của quả trứng và gợi lên sắc màu của giấc mưa trưa.
  • C. Gợi lên sắc màu của giấc mơ và ánh nắng ban trưa.
  • D. Gợi về tương lai tốt đẹp của cháu và gia đình.

Câu 15: Bài thơ nào dưới đây cũng nói về tình cảm của cháu dành cho người bà?

  • A. Sóng.
  • B. Những đứa con trong gia đình.
  • C. Bếp lửa.
  • D. Đất nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác