Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Tiếng gà trưa

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Tiếng gà trưa. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TUẦN 2 – BÀI 3: TIẾNG GÀ TRƯA

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. 
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic, đúng nghĩa, đúng mạch cảm xúc của bài thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Tiếng gà người cháu nghe thấy trên đường hành quân đã gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, êm đềm bên bà. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm bà cháu chan chứa yêu thương và những kỉ niệm đẹp, hạnh phúc của tuổi thơ được sống bên bà. Học thuộc lòng được bài thơ.     
  • Tìm đọc được một truyện viết về trải nghiệm thú vị của thiếu nhi, một giấc mơ hoặc một ước mơ đẹp của thiếu nhi hoặc truyện khoa học viễn tưởng viết cho thiếu nhi, viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về chi tiết mà em thích nhất khi đọc truyện, giải thích được lí do em thích.
  • Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.
  • Lập được dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
  • Trao đổi được với bạn về cảm nhận của tác giả đối với sự thay đổi của mỗi sự vật trong đoạn thơ khi nghe tiếng gà.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. BÀI ĐỌC: TIẾNG GÀ TRƯA

Bài đọc “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh nói về một anh lính trên đường hành quân xa nghe tiếng gà trong buổi trưa thanh vắng để rồi từ đó bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ về bà, về tiếng gà ùa về. Đó là khoảng ký ức quen thuộc và bình yên khi sống cùng bà.

2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống (hoặc gần giống) nhau.

- Có những từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau khi nói, viết nhưng cũng có những từ đồng nghĩa cần có sự lựa chọn phù hợp khi sử dụng.

3. VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

Cách 1: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh

- Với mỗi bộ phận của cảnh, chọn tả những đặc điểm nổi bật.

- Sử dụng từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị…

- Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa…

Cách 2: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian

- Chọn đặc điểm nổi bật của cảnh có sự thay đổi rõ rệt vào các thời điểm quan sát.

- Sử dụng từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị…

- Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa…


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 3: Tiếng gà trưa, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Tiếng gà trưa, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Tiếng gà trưa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác