Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo bài 37: Mùa xuân em đi trồng cây

Giải dễ hiểu bài 37: Mùa xuân em đi trồng cây. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 37. MÙA XUÂN EM ĐI TRỒNG CÂY

Khởi động                         

Bày tỏ suy nghĩ của em khi đọc câu thơ sau:

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Hồ Chí Minh

Câu thơ không chỉ gợi lên hình ảnh mùa xuân - mùa của sự sinh sôi, nảy nở, mà còn khẳng định việc trồng cây là hành động thiết thực để làm đẹp đất nước, bảo vệ môi trường và góp phần vào sự phát triển bền vững.

ĐỌC: MÙA XUÂN EM ĐI TRỒNG CÂY

Câu 1: Ở khổ thơ đầu, bạn nhỏ thể hiện mong ước gì khi trồng cây?

Giải nhanh:

Mong ước sẽ mang lại màu xanh phủ kín các đồi hoang, đồi trọc.

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy hoạt động trồng cây rất vui?

Giải nhanh:

Này em, này chị, này anh

Người vun gốc, kẻ nâng cành non tơ

Dốc nghiêng, mũ nón nhắp nhô

Đàn chim vui, hót líu lo quanh đồi.

Câu 3: Mỗi sự vật sau được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả đó có gì thú vị?

Giải nhanh:

Đàn chim vui, hót líu lo quanh đồi.

Gió ngoan chạm giọt mồ hôi - Để gương mặt nở nụ cười hồn nhiên

Nắng xuân lấp lánh mọi miền - Niềm vui háo hức trải trên núi đồi.

  •  biến chúng thành những con người đang tham gia trồng cây cùng các bạn nhỏ

Câu 4: Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ?

Giải nhanh:

Tác giả muốn mọi người đều có thể góp phần vào việc làm cho đất nước này xanh tươi hơn qua những việc làm thiết thực như trồng cây.

ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM GIỮ MÃI MÀU XANH

(a) Tìm đọc truyện hoặc đoạn kịch:

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ:

- Truyện hoặc đoạn kịch đã đọc.

- Nhật kí đọc sách.

- ?

d. Thi “Tuyên truyền viên nhí”: Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch.

(e) Ghi chép tóm tắt về một truyện hoặc đoạn kịch được nghe bạn kể bảng 4 - 5 câu.

Giải nhanh:

      Chuyện cổ tích "Ông Đùng, bà Đùng”, người Mường ở Phú Thọ được kể rằng ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. 

      Hồi ấy, đất thì cao thấp, lồi lõm. Cây cối hoang dại mọc chằng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. Thấy vậy, ông Đùng, bà Đùng đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở.

      Ông Đùng cùng vợ làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng. Thế rồi, theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Đó chính là sông Đà ngày nay.

        Xong mọi việc, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại: Do vét đất ban đêm nên có nơi chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì vậy,  sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bày nươi tác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH NỐI CÁC VẾ TRONG CÂU GHÉP

Câu 1: Các về trong mỗi câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?

a. Sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá.

b. Mặt trời lặn hẳn và những ngôi sao xuất hiện.

c. Vì sương dày đặc nên chúng tôi không nhìn rõ đường.

d. Những đám khoai lang, khoai môn xanh mướt; mấy vạt rau, vạt đậu xanh non mỡ màng.

e. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tỉnh lại làm cho đồi núi cao lên bấy nhiêu.

Giải nhanh:

Các vế câu được nối:

a. Dấu phẩy.

b. Kết từ “và”.

c. Cặp liên từ “Vì…nên”.

d. Dấu chấm phẩy.

e. Cặp từ hô ứng “bao nhiêu … bấy nhiêu”.

Câu 2: Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

Trần Hoài Dương

b. Nắng ấm, sân rộng và sạch. Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy.

Theo Nguyễn Đình Thi

c. Tuy gió chưa mạnh lắm nhưng cây trong vườn đã xạc xào rụng lá. Lũ chim líu ríu gọi nhau. Mưa đến. Lúc đầu, mưa chỉ lác đác rồi mưa ào ào trút xuống. Chẳng bao lâu, cả khu vườn tắm sũng trong mưa.

Lê Ngọc Thạch

- Tìm các câu ghép trong mỗi đoạn văn.

- Các vế câu trong mỗi câu ghép tìm được được nối với nhau bằng cách nào?

Giải nhanh:

a. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

=> nối bằng dấu phẩy.

b. 

- Nắng ấm, sân rộng và sạch. 

- Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy.

=> nối bằng dấu phẩy.

c. 

- Tuy gió chưa mạnh lắm nhưng cây trong vườn đã xạc xào rụng lá. 

=> nối bằng cặp kết từ “Tuy…nhưng”.

- Lúc đầu, mưa chỉ lác đác rồi mưa ào ào trút xuống.

=> nối bằng kết từ “rồi”.

Câu 3: Tìm kết từ phù hợp thay cho mỗi để nối các vế câu ghép có trong đoạn văn sau:

Cò và vạc là hai anh em tính nét rất khác nhau. Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập vạc thì lười biếng, mải chơi. Cò khuyến mãi vạc chẳng nghe.

Giải nhanh:

(1): nhưng    (3): nhưng

(2): còn

Câu 4: Viết 3 - 4 câu nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong bài đọc “Mùa xuân em đi trồng cây”, trong đó có ít nhất một câu ghép. Chỉ ra cách nối các vế câu trong câu ghép đó.

Giải nhanh:

Các bạn nhỏ trong bài thơ đã cùng nhau tham gia vào hoạt động trồng cây, biến đồi hoang thành rừng xanh mát. Họ nhiệt tình vun gốc, nâng cành non, tạo nên hình ảnh đẹp về sự đoàn kết và tình yêu thiên nhiên. Qua việc trồng cây, các bạn nhỏ đã góp phần mang màu xanh của mùa xuân về khắp quê hương để rồi tương lai sẽ thấy quả ngọt từ công sức mình bỏ ra.

VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

Đề bài: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em.

Câu 1: Lập dàn ý cho bài văn dựa vào kết quả bài tập 2 trang 16 và gợi ý:

Giải nhanh:

Dàn ý tả chị gái:

I. Mở bài:

- Giới thiệu về chị gái và sự gắn bó với chị của mình.

II. Thân bài

1. Tả bao quát

- Chị em 20 tuổi.

- Chị đang học đại học.

a. Tả hình dáng

- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6

- Gương mặt nhỏ nhắn, xinh xắn.

- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.

- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. 

b. Tả tính tình

-  Người chu đáo, chỉnh chu trong công việc

-  Tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn

- Biết quan tâm đến mọi người trong gia đình 

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em: yêu quý và ngưỡng mộ

VẬN DỤNG

Dựa vào bài đọc “Mùa xuân em đi trồng cây”, đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn nhỏ tham gia trồng cây.

Giải nhanh:

1. Giới thiệu bản thân

- Tên gì và bao nhiêu tuổi?

- Học lớp mấy và trường gì?

2. Về sự kiện trồng cây

- Bạn có thể chia sẻ một chút về sự kiện trồng cây?

- Bạn được trồng bao nhiêu cây?

- Ai cùng bạn tham gia? 

3. Cảm nhận và trải nghiệm

- Bạn cảm thấy thế nào khi được tham gia hoạt động này?

- Bạn đã học được điều gì mới mẻ không?

- Bạn có gặp khó khăn gì khi trồng cây không?

4. Ý nghĩa và tầm quan trọng

- Theo bạn, việc trồng cây mang lại lợi ích gì5?

- Bạn nghĩ sao về việc mỗi người chúng ta đều nên tham gia trồng cây?

5. Kế hoạch và mong muốn

- Bạn có dự định gì trong tương lai không?

- Bạn mong đợi điều gì?

6. Lời nhắn gửi

- Bạn có lời khuyên hoặc thông điệp nào muốn gửi đến mọi người không?


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác