Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo bài 13: Lớp học trên đường

Giải dễ hiểu bài 13: Lớp học trên đường. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 13. LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

Khởi động 

Quan sát tranh minh hoạ, đọc tên bài và đoán xem bài đọc viết về điều gì.

Giải nhanh:

Dự đoán: Bài đọc viết về một lớp học đặc biệt được tổ chức ngay trên đường.

ĐỌC: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

Câu 1: Rê-mi được thầy Vi-ta-li dạy học trong hoàn cảnh nào?

Giải nhanh:

Rê-mi được thầy Vi-ta-li dạy học ngay trên đường.

Câu 2: Tìm những chi tiết cho thấy lớp học của Rê-mi khác lạ so với lớp học thông thường.

Giải nhanh:

- Cụ Vi-ta-li nhặt mảnh gỗ mỏng trên đường, cắt thành nhiều miếng nhỏ để khắc chữ cái lên cho Rê-mi học.

- Thầy dạy Rê-mi ngay trên đường đi, cùng lúc dạy chú chó Ca-pi làm xiếc.

Câu 3: Từ ngữ nào dưới đây phù hợp để nhận xét về tinh thần học tập của Rê-mi? Vì sao?

Giải nhanh:

Từ “hiếu học”. Vì dù điều kiện và hoàn cảnh còn hạn chế, Rê-mi vẫn cố gắng tự học chữ dưới sự hướng dẫn của thầy Vi-ta-li.

Câu 4: Theo em, vì sao thầy Vi-ta-li nhận xét Rê-mi “là một đứa trẻ có tâm hồn”?

Giải nhanh:

Vì Rê-mi thấy đồng cảm, có nhiều cung bậc cảm xúc khi nghe thầy Vi-ta-li hát.

Câu 5: Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?

Giải nhanh:

Em thích nhân vật Rê-mi vì bạn nhỏ có nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, siêng năng, chăm chỉ và có ý chí cầu tiến.

Câu 6: Ghi lại những điều thú vị về mỗi nhân vật trong truyện “Lớp học trên đường”.

Giải nhanh:

- Rê-mi: cậu bé có động lực học rất thú vị

- Cụ Vi-ta-li: là một người có tấm lòng nhân hậu, kiên nhẫn để dạy Rê-mi 

- Ca-pi: rất thông minh và có tài.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: VIẾT HOA THỂ HIỆN SỰ TÔN TRỌNG ĐẶC BIỆT

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người.

Tố Hữu

a. Tìm các danh từ tác giả dùng để chỉ Bác Hồ.

b. Nhận xét cách viết các danh từ tìm được.

Giải nhanh:

a. Bác, Người, Ông Cụ.

b. Các danh từ đều được viết hoa.

Câu 2: Tìm trong các đoạn thơ sau những danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

a. Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về... Im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

Tố Hữu

b. Anh là chiến sĩ Giải phóng quân

Tên Anh đã thành tên đất nước

Ôi anh Giải phóng quân!

Lê Anh Xuân

Giải nhanh:

a. Xuân 41, Bác.

b. Giải phóng quân, Anh.

Câu 3: Viết 2 - 3 câu về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ, trong đó có ít nhất một danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

Giải nhanh:

Bác Hồ là vị Cha già của dân tộc Việt Nam. Em luôn kính yêu và ghi nhớ công lao của Bác. Em hứa sẽ luôn học tập và làm theo năm điều Bác dạy.

VIẾT: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Câu 1: Đọc chương trình giao lưu “Sách và ước mơ” và thực hiện yêu cầu:

a. Bản chương trình giao lưu “Sách và ước mơ” được lập gồm mấy mục? Nội dung của mỗi mục là gì?

b. Nhận xét về cách trình bày mỗi mục.

Giải nhanh:

a. Bản chương trình gồm 3 mục:

- Mục đích

- Phân công chuẩn bị

- Chương trình cụ thể

b. Cách trình bày mỗi mục rõ ràng, chi tiết, lô-gic.

Câu 2: Thảo luận để chuẩn bị viết chương trình cho một hoạt động do Ban chỉ huy Liên đội trường em dự kiến tổ chức trong năm học.

Câu 3: Ghi chép tóm tắt các ý kiến thảo luận.

Giải nhanh:

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

 

I. Mục đích

- Góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức về việc phòng cháy chữa cháy

- Có kĩ xử lí khi có cháy nổ xảy ra

II. Phân công chuẩn bị

- Nội dung: Lớp trưởng Duy Minh

- Chuẩn bị tranh ảnh tuyên truyền, dán bảng tin: Tổ trưởng của 4 tổ

- Phát thanh viên: Hạnh Thy

- Văn nghệ: Lớp phó Văn – Thể - Mỹ Ngọc Mai

III. Chương trình cụ thể

- Nội dung: chi đội trưởng Nguyễn Lam Nhi đăng kí với tổng phụ trách.

- Phát thanh ngày 9/3/2018

- Dán các tranh ảnh ngày 9/3/2018: Tổ trưởng 4 tổ

VẬN DỤNG

Tìm đọc 1 - 2 đoạn trong truyện “Không gia đình”.

Giải nhanh:

1. Một đoạn trích trong Phần thứ nhất - Ở làng:

“Tôi là một đứa trẻ người ta nhặt được. 

Tuy vậy, cho đến năm lên tám, tôi vẫn tưởng tôi có mẹ cũng như mọi đứa trẻ khác, vì mỗi khi tôi khóc thì luôn luôn có một người đàn bà dịu dàng ôm tôi vào lòng, âu yếm ru, khiến cho nước mắt tôi ngừng chảy. 

Mỗi khi tôi lên giường ngủ, cũng có một người đàn bà đến hôn tôi. Và khi gió rét tháng chạp trát những bông hoa tuyết vào cửa kính trắng xóa, bà ấy vừa ấp ủ chân tôi trong đôi bàn tay trìu mến của bà, vừa hát cho tôi nghe một bài hát mà giờ đây tôi vẫn còn nhớ điệu và lõm bõm vài lời ca. 

Khi tôi chăn con bò sữa ở ven đường đầy cỏ, hoặc ở những đám cây hoang, lá dại mà gặp một trận mưa dông bất ngờ đổ xuống, thì bà chạy đến đón tôi, bắt tôi núp trong chiếc váy len của bà và túm váy lên che đầu che vai cho tôi cẩn thận. 

Mỗi lần có chuyện gây gổ với bạn bè thì bà dỗ tôi, bảo tôi kể cho bà nghe những nỗi bực bội chất chứa trong lòng và hầu như lúc nào bà cũng tìm được những lời thích hợp để an ủi tôi, hoặc tỏ ra đồng tình với tôi. 

Qua những việc ấy, và bao nhiêu việc khác nữa, từ giọng nói, cách nhìn, cái vuốt ve cho đến những lời trách mắng ôn tồn, tôi yên trí bà là mẹ tôi.”


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác