Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo bài 45: Ngàn lời sử xanh
Giải dễ hiểu bài 45: Ngàn lời sử xanh. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 45. NGÀN LỜI SỬ XANH
Khởi động
Chia sẻ 2 - 3 điều mà em biết về Thủ đô Hà Nội dựa vào gợi ý:
Giải nhanh:
Phố cổ Hà Nội: Là khu vực lịch sử của thủ đô, với 36 phố phường mang dấu ấn thời gian và là minh chứng cho lịch sử phát triển của thủ đô qua nhiều thế kỷ. Mỗi con phố đều mang một nghề truyền thống riêng biệt, từ Hàng Bạc, Hàng Giấy, đến Hàng Đồng,...
ĐỌC: NGÀN LỜI SỬ XANH
Câu 1: Con phố sau cơn mưa mùa xuân có gì đẹp?
Giải nhanh:
Con phố sau cơn mưa mùa xuân được tả với vẻ đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống.
Câu 2: “Trang sách yêu thương” nhắc đến những địa danh nào? Mỗi địa danh đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Giải nhanh:
Tây Hồ "soi lên biếc cả mặt gương",
Tháp Bút "đề thơ"
Chùa Trấn Vũ "chuông chùa...đến giờ còn vang"
Câu 3: Khổ thơ 4 gợi cho em nhớ đến những sự kiện lịch sử nào?
Giải nhanh:
Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập tại phố Hàng Ngang, công bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một sự kiện trọng đại khẳng định độc lập, tự do của dân tộc.
Câu 4: Hình ảnh phố phường được tả trong khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì?
Giải nhanh:
Hình ảnh phố phường được tả trong khổ thơ cuối khiến em cảm thấy tự hào và trân trọng giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc.
ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
(a) Tìm đọc bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát đã đọc.
- Nhật kí đọc sách.
- Hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá em thích.
- ?
d. Thi “Nghệ sĩ nhí”: Đọc và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát.
(e) Ghi chép những điều em tâm đắc về một bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát được bạn chia sẻ.
Giải nhanh: Đất nước- Nguyễn Đình Thi
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
TẬP VỀ CÂU ĐƠN VÀ CÂU GHÉP
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
(1) Mùa hè đi qua những nương ngô, để lại vô số đốm nắng lấm tấm. (2) Lá ngô bỗng xanh đậm đà và những khóm hoa dại bắt đầu khoe cánh mỏng. (3) Nắng hè hong khô những giọt mưa rào vội vã trên mấy cánh hoa sim tím ngát. (4) Trong những khe đá nhỏ, lũ cá suối mải mê đuổi theo bóng nắng, lũ cua rủ nhau ngó ra khỏi cửa hang.
Phương Hà
a. Xếp các câu trong đoạn văn vào hai nhóm:
b. Chỉ ra cách nối các về câu trong mỗi câu ghép tìm được.
Giải nhanh:
a.
- Câu đơn: 1 -3
- Câu ghép: 2 - 4
b.
- Câu 2: nối bằng kết từ “và”.
- Câu 3: nối bằng dấu phẩy.
Câu 2: Ghép hai câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành một câu ghép bằng cách dùng cặp từ hô ứng phù hợp:
a. Mưa lớn. Nước sông dâng cao.
b. Gà mẹ túc túc đi đến. Đàn gà con lon ton chạy theo đến.
c. Tiếng trống vang lên. Các bạn học sinh xếp hàng ngay ngắn.
Giải nhanh:
Sử dụng dấu phẩy để nối.
Câu 3: Viết đoạn văn (từ 4 đến 6 câu) nói về nội dung của bức tranh sau, trong đó có ít nhất một câu ghép.
Giải nhanh:
Trong bức tranh, những em nhỏ với niềm vui hân hoan, tay cầm những chiếc đèn lồng đủ màu sắc rực rỡ. Nhìn bạn cũngcười tươi, rước đèn khắp đường làng, tạo nên một không gian lung linh, huyền ảo. Điều đặc biệt là bức tranh không chỉ ghi lại cảnh tượng tươi vui của lễ hội mà còn thể hiện sự gắn kết giữa các bạn nhỏ. Bức tranh rước đèn Trung Thu như một lời nhắc nhở về tinh thần đoàn tụ, tương thân tương ái trong cộng đồng và gia đình.
VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHO BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Ngoại hình và trang phục khi làm việc của bác Tâm được miêu tả như thế nào?
b. Mỗi hoạt động của bác Tâm được miêu tả bằng những từ ngữ nào?
c. Sự vất vả của bác Tâm được miêu tả thông qua hình ảnh nào?
d. Qua cách miêu tả, em cảm nhận được tình cảm của người viết dành cho bác Tâm như thế nào?
Giải nhanh:
a. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày……chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.
b. Tay phải bác cầm một chiếc búa. …. Hai tay bác đưa lên, hạ xuống nhịp nhàng.
c. Sự vất vả của bác Tâm được miêu tả thông qua hình ảnh: Chỉ có mảnh áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi…
d. Qua cách miêu tả, cho thấy người viết dành cho bác Tâm sự kính trọng, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc và nhân vật.
Câu 2: Viết đoạn văn tả hoạt động quen thuộc của một người lao động khi đang làm việc.
Lưu ý:
- Chọn tả quá trình người đó thực hiện hoạt động.
- Tập trung vào các động tác và những đặc điểm ngoại hình, thái độ của người đó khi làm việc.
- Sử dụng từ ngữ thể hiện cảm xúc của người đó khi thực hiện hoạt động và suy nghĩ, tình cảm của em khi quan sát hoạt động đó.
Giải nhanh:
Mỗi buổi sáng, khi thành phố còn đang chìm trong giấc ngủ, người lao công đã bắt đầu công việc của mình. Họ mặc bộ đồng phục màu xanh, đầu đội chiếc nón rộng vành, tay cầm chiếc chổi dài, miệt mài quét sạch từng con đường, từng ngõ hẻm. Động tác của anh đều đặn và chắc chắn, từ cách cầm chổi, đến cách quét và nhặt rác, mỗi động tác đều thể hiện sự chuyên nghiệp và tỉ mỉ.
VẬN DỤNG
Tìm hiểu thêm thông tin và nói 2 - 3 câu giới thiệu về một địa danh được nhắc đến trong bài đọc “Ngàn lời sử xanh”.
Giải nhanh:
Quảng trường Ba Đình là điểm tổ chức nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Việt Nam, nổi tiếng nhất là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quảng trường không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là điểm du lịch, nơi tưởng nhớ và tôn vinh Bác Hồ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận