Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo bài 26: Tiếng rao đêm
Giải dễ hiểu bài 26: Tiếng rao đêm. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 26. TIẾNG RAO ĐÊM
Khởi động
Kể về một việc làm của bạn bè, người thân,... để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn mà em biết.
Giải nhanh:
Buổi sáng ngày hôm đó là một ngày trời nắng nhẹ và mát mẻ rất dễ chịu. Em đi đến trường bằng chiếc xe đạp màu hồng yêu thích của em. Khi đang trên con đường làng thân quen, em đã bắt gặp thấy một em nhỏ bị ngã xe ở bên ven đường. Quần áo của em cũng bị bẩn lấm lem toàn bụi đất. Chiếc xe đạp màu vàng bên cạnh em cũng đã bị cong vành ở bánh trước. Em an ủi, dỗ dành để em nhỏ nín khóc. Em dắt chiếc xe đạp bị cong vành của em nhỏ gửi ở một quán nước ven đường gần đó, sau đó đèo em nhỏ đến trạm y tế. Khi bố mẹ em nhỏ đến trạm y tế để đón, hai bác đã cảm ơn em.
ĐỌC: TIẾNG RAO ĐÊM
Câu 1: Đám cháy xảy ra vào lúc nào? Ở đâu?
Giải nhanh:
Đám cháy xảy ra vào buổi đêm, ở một ngôi nhà đầu hẻm tác giả sống.
Câu 2: Người bán bánh giò đã làm những gì khi phát hiện ra đám cháy? Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
Giải nhanh:
Người bán bánh giò đã chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đồ rầm rồi ôm một đứa trẻ chạy ra ngoài.
Câu 3: Những chi tiết nào gây bất ngờ cho mọi người?
Giải nhanh:
- Trong cái bọc chăn còn vương khói mà người bán bánh giò đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng.
- Người cứu em bé là một thương binh, có một chiếc chân giả.
Câu 4: Câu chuyện gợi ra cho em những suy nghĩ gì về ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân đối với cộng đồng?
Giải nhanh:
Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.
Câu 5: Đặt một tên khác cho bài đọc và giải thích lí do em chọn tên đó.
Giải nhanh:
Đặt tên khác cho bài đọc: Lòng nhân ái. Vì người thương binh trong câu chuyện sẵn sàng lăn xả, bất chấp tính mạng để giúp người và cứu người, mặc cho cơ thể bị khiếm khuyết.
Câu 5: Viết tóm tắt câu chuyện bằng 4 - 5 câu.
Giải nhanh:
Giữa đêm, những tiếng la báo cháy nhà vang lên làm mọi người tỉnh giấc. Một người đàn ông cao gầy, khập khiễng đã vội chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm rồi lom khom ôm một đứa bé chạy ra ngoài. Chợt người ta phát hiện ra người đàn ông ấy chính là người bán bánh giò hàng đêm. Anh là một thương binh, có chiếc chân giả bằng gỗ. Sự can đảm của anh đã cứu sống cả một gia đình.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ KẾT TỪ
Câu 1: Chọn một kết từ phù hợp trong khung thay cho mỗi & trong các đoạn văn sau:
a. của, như, và
Bãi ngô hợp tác xã quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió nắng.
Theo Nguyên Hồng
b. của, và, nhưng, vì, để
Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, em bỗng chần chừ không ai được ngắt hoa trong vườn trường. Mọi người vun trồng chỉ đến đây ngắm vẻ đẹp hoa.
Phỏng theo Xu-khôm-lin-xki, Mạnh Hướng dịch
Giải nhanh:
a. của, như, và
b. nhưng, vì, để
Phỏng theo Xu-khôm-lin-xki, Mạnh Hưởng dịch
Câu 2: Tìm kết từ phù hợp thay cho trong mỗi câu sau:
a. Tôi Mai học lớp 5A
b. Những quả sầu riêng những chú nhím xanh đeo đầy cành.
c. Góc sáng tạolớp em có thêm nhiều bức vẽ đẹp nhiều bài thơ ngộ nghĩnh.
d. đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, người thợ thủ công đã tạo ra những sản phẩm mĩ nghệ độc đáo tỉnh táo.
Giải nhanh:
a. và
b. như
c. của,và
d. nhờ, và
Câu 3: Thay bằng từ ngữ phù hợp để hoàn chỉnh các câu sau:
a. Nam thích đọc truyện và
b. Nam thích đọc truyện để
c. Nam thích đọc truyện của
Giải nhanh:
a. Tranh.
b. Giải trí.
c. Nhà văn Tô Hoài.
Câu 4: Đặt 2 - 3 câu giới thiệu về một bài thơ mà em thích, trong đó có sử dụng kết từ.
Giải nhanh:
Vũ Duy Thông viết bài thơ "Bờ xuôi sông La" vào năm 1967 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng sôi sục và ác liệt. Bài thơ không chỉ gợi tả vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng của dòng sông La mà còn nói lên niềm tin tưởng lạc quan về một ngày mai kiến thiết đất nước trong hòa bình.
VIẾT: BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Câu 1: Đọc truyện “Sự tích hoa bìm bịp” và bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích hoa bìm bịp” của bạn Hương Thu rồi thực hiện yêu cầu:
a. Tìm hiểu về cách bạn Hương Thu kể lại câu chuyện:
- Bạn xưng hô như thế nào khi kể chuyện?
- Khi đặt mình vào vai nhân vật, bạn có những lời nói, ý nghĩ, hành động,... hoặc thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?
- Những lời nói, ý nghĩ, hành động.... đó có phù hợp với nhân vật bạn mượn lời để kể hay không? Vì sao?
b. So sánh hai bài viết theo các tiêu chí:
- Người kể chuyện.
- Nội dung của câu chuyện.
- Ý nghĩa của câu chuyện.
Giải nhanh:
a. - Bạn Hương xưng tôi khi kể chuyện.
- Bạn có thể bộc lộ trực tiếp cảm xúc, suy nghĩ của mình về thế giới xung quanh, về những gì được nhìn thấy, nghe thấy.
- Những lời nói, ý nghĩ, hành động.... đó có phù hợp với nhân vật bạn mượn lời kể vì bạn đã hóa thân vào nhân vật và miêu tả từ góc độ của nhân vật.
Câu 2: Cùng bạn trao đổi: Em có thể mượn lời của nhân vật nào khác để kể lại câu chuyện “Sự tích hoa bìm bịp”? Khi mượn lời của nhân vật đó, em cần lưu ý những gì?
- Xưng hô
- Lời nói, ý nghĩ
- Hành động
- ?
Giải nhanh:
Em có thể mượn lời của nhân vật cô tiên để kể lại câu chuyện “Sự tích hoa bìm bịp”. Khi ấy, câu chuyện sẽ được từ góc độ quan sát nhân vật kể chuyện, không thể nói lên những lời nói, suy nghĩ của hoa bìm bịp.
VẬN DỤNG
Kể lại câu chuyện “Tiếng rao đêm” cho người thân.
Giải nhanh:
Anh ơi, hôm nay em được học câu chuyện “Tiếng rao đêm”, để em kể cho anh nghe nhé.
Vào một đêm nọ, có một ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại. Trong ánh lửa, người ta thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đồ rằm.
Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, gầy, khập khiễng ây lom khom như đang che chở vật gì, phóng thẳng ra đường. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn còn vương khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu: “Ô... này!”
Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một tấm thẻ thương binh. Thì ra người bán bánh giò là một thương binh.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận