Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời ôn tập Tuần 14: Cộng đồng gắn bó
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập Tuần 14: Cộng đồng gắn bó có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong bài đọc Một ngày ở Đê Ba, vào sáng sớm, sương phủ dày như thế nào?
- A. Vào sáng sớm, sương phủ dày như mây.
B. Vào sáng sớm, sương phú dày như nước biển.
- C. Vào sáng sớm, sương phủ dày như sương mù
- D. Vào sáng sớm, sương phủ dày như khói.
Câu 2: Trong bài đọc Một ngày ở Đê Ba, khi sương tan dần, cả thung lũng hiện ra giống như gì?
- A. Cả thung lũng như một bức tranh sơn dầu.
B. Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc.
- C. Cả thung lũng như một bức tranh phong cảnh.
- D. Cả thung lũng như một bức tranh trừu tượng.
Câu 3: Trong bài đọc Một ngày ở Đê Ba, hoạt động nào không được đề cập đến trong sinh hoạt buổi sáng của làng?
- A. Thanh niên ra rừng gỡ bẫy.
- B. Phụ nữ giặt giũ bên giếng nước.
- C. Trẻ em đùa vui trước nhà sàn.
D. Người dân đi chợ buôn bán.
Câu 4: Trong bài đọc Một ngày ở Đê Ba, các cụ già trong làng làm gì vào buổi sáng?
- A. Các cụ già trong làng đi dạo.
B. Các cụ già trong làng chụm đầu bên những ché rượu cần.
- C. Các cụ già trong làng kể chuyện cho trẻ em nghe.
- D. Các cụ già trong làng đi nấu ăn.
Câu 5: Trong bài đọc Một ngày ở Đê Ba, thời tiết buổi trưa được miêu tả như thế nào?
- A. Nóng bức và oi ả.
- B. Mưa rào và gió lớn.
C. Nắng to nhưng không gay gắt, có gió mát.
- D. Lạnh và nhiều mây.
Câu 6: Trong bài đọc Một ngày ở Đê Ba, buổi trưa, người dân trong làng đi đâu?
- A. Ở nhà nghỉ ngơi.
- B. Đi chơi trong rừng.
C. Đi làm ruộng, làm rẫy tập thể.
- D. Đi chợ mua sắm.
Câu 7: Yếu tố nào sau đây không thuộc về phần thân bài trong dàn ý kể chuyện?
- A. Diễn biến câu chuyện.
- B. Mâu thuẫn và xung đột.
C. Kết luận và bài học.
- D. Phát triển tính cách nhân vật.
Câu 8: Khi lập dàn ý cho phần cao trào của câu chuyện, cần chú ý đến:
- A. Giới thiệu nhân vật mới.
B. Kể và miêu tả chi tiết, đẩy mâu thuẫn lên để tạo cảm xúc cho người đọc.
- C. Kết thúc nhanh chóng câu chuyện.
- D. Thay đổi hoàn toàn cốt truyện.
Câu 9: Khi lập dàn ý cho đoạn giới thiệu nhân vật, nên tránh:
- A. Mô tả ngoại hình.
- B. Nêu tính cách cơ bản.
C. Liệt kê quá nhiều chi tiết không cần thiết.
- D. Giới thiệu vai trò trong câu chuyện.
Câu 10: Trong bài Tiếng rao đêm, tiếng rao mà tác giả nghe thấy là gì?
- A. Bánh… mì… ì… ì!
B. Bánh… giò… ò… ò!
- C. Bánh… khúc… úc… úc!
- D. Bánh… bao… ao… ao!
Câu 11: Trong bài Tiếng rao đêm, người đàn ông đã làm gì khi chạy ra khỏi ngôi nhà đang cháy?
- A. Hét to kêu cứu, phóng thẳng ra đường.
B. Che chở vật gì đó, phóng thẳng ra đường.
- C. Vứt bỏ đồ đạc, phóng thẳng ra đường.
- D. Cố gắng dập lửa, hét to kêu cứu.
Câu 12: Khi mượn lời của một nhân vật để kể chuyện, ta có thể xưng:
- A. Tôi
- B. Tớ
- C. Mình
D. Tôi, tớ, mình,… sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện.
Câu 13: Câu "Tôi học tiếng Anh để giao tiếp tốt hơn", từ "để" là:
A. Kết từ.
- B. Tính từ.
- C. Động từ.
- D. Trạng từ.
Câu 14: Trong bài Tiếng rao đêm, điều gì xảy ra khi người đàn ông vừa té quỵ?
- A. Người đàn ông vừa té quỵ thì mọi người bỏ chạy.
B. Người đàn ông vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống.
- C. Người đàn ông vừa té quỵ thì ngôi nhà đổ sập.
- D. Người đàn ông vừa ts quỵ thì lửa bùng lên dữ dội.
Câu 15: Trong câu "Anh ấy vừa thông minh vừa chăm chỉ", kết từ được sử dụng là:
A. Vừa ... vừa ...
- B. Và.
- C. Hoặc.
- D. Với.
Câu 16: Việc đặt mình vào vai nhân vật khi kể chuyện giúp:
- A. Tăng tính khách quan của câu chuyện.
- B. Giảm sự đồng cảm với nhân vật.
C. Tạo sự gần gũi và chân thực cho câu chuyện.
- D. Làm mất đi ý nghĩa của câu chuyện gốc.
Câu 17: Khi kể chuyện qua lời của một nhân vật, người viết có thể:
- A. Chỉ mô tả những sự kiện mà nhân vật đó trực tiếp tham gia.
B. Mô tả cả những sự kiện mà nhân vật nghe kể lại từ người khác.
- C. Chỉ mô tả những sự kiện xảy ra trong hiện tại.
- D. Tránh đề cập đến quá khứ của nhân vật.
Câu 18: Cặp kết từ nào thể hiện điều kiện?
- A. Vì ... nên ...
- B. Không Những ... mà còn ...
C. Nếu ... thì ...
- D. Vừa ... vừa ...
Câu 19: Trong bài Tiếng rao đêm, điều gì khiến mọi người ngạc nhiên và bất ngờ về người đàn ông?
- A. Anh ta là lính cứu hỏa.
- B. Anh ta là cha của đứa bé.
C. Anh ta có một cái chân gỗ.
- D. Anh ta là người gây ra hỏa hoạn.
Câu 20: Nội dung chính của bài đọc Một ngày ở Đê Ba là gì?
- A. Lịch sử của làng Đê Ba.
- B. Một ngày sinh hoạt của làng Đê Ba.
- C. Phong tục tập quán của người dân Đê Ba.
D. Cảnh đẹp thiên nhiên và một ngày sinh hoạt của làng Đê Ba.
Câu 21: Khi lập dàn ý, việc sắp xếp các sự kiện theo trình tự nào là phù hợp nhất?
- A. Ngẫu nhiên.
B. Theo thứ tự thời gian hoặc logic.
- C. Từ ít quan trọng đến quan trọng nhất.
- D. Theo bảng chữ cái.
Câu 22: Trong bài đọc Một ngày ở Đê Ba, buổi tối ở làng được miêu tả ra sao?
- A. Yên tĩnh và tĩnh lặng.
B. Vui vẻ và náo nhiệt.
- C. Buồn tẻ và nhàm chán.
- D. Căng thẳng và lo lắng.
Câu 23: Trong bài Tiếng rao đêm, vật mà người đàn ông ôm khư khư chạy ra từ đám cháy là gì?
- A. Một túi tiền.
- B. Một con vật cưng.
C. Một đứa bé.
- D. Một món đồ quý giá.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Tiếng rao đêm
Bình luận