Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Chớm thu
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 7: Chớm thu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TUẦN 4 – BÀI 7: CHỚM THU
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Chia sẻ được với bạn 1 – 2 dấu hiệu của thời tiết nơi em ở vào một mùa trong năm.
- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, đúng mạch cảm xúc của bài thơ; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Con đường bước đến ngày mai của bạn nhỏ gắn với những năm tháng tuổi thơ, với cảnh vật mùa thu và những người thân. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tuổi thơ với những cảnh vật tươi đẹp đã góp phần nuôi dưỡng, chắp cánh cho mỗi người trên con đường bước tới tương lai. Học thuộc lòng được bài thơ.
- Tìm đọc được thông báo, quảng cáo hoặc bản tin về hoạt động chào mừng năm học mới, hoạt động hè hoặc chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi, viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về thông tin và hình thức của thông báo, quảng cáo hoặc bản tin đã đọc.
- Biết cách sử dụng từ điển.
- Viết được bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
- Ghi lại được những từ ngữ, hình ảnh em thích trong bài thơ “Chớm thu”.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. BÀI THƠ: CHỚM THU
Nội dung bài đọc: Bài thơ cho ta thấy cuộc sống tương lai của bạn nhỏ được nuôi dưỡng và chắp cánh bởi những kỷ niệm tuổi thơ bên cạnh người thân yêu, đặc biệt là qua khung cảnh mùa thu.
2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN
Hướng dẫn sử dụng:
- Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ
- Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra.
- Đọc phần giải nghĩa của từ đó và chọn nghĩa phù hợp.
Lưu ý:
- Các nghĩa của 1 từ đa nghĩa được trình bày trong một mục từ.
- Nghĩa 1 là nghĩa gốc, các nghĩa 2, 3…là nghĩa chuyển.
- Mỗi nghĩa thường kèm theo ví dụ minh họa là các từ ngữ hoặc câu văn.
3. VIẾT: VIẾT BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
- Mở bài: Mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp
- Thân bài:
- Cách 1: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh.
- Cách 2: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Kết bài: Kết bài không mở rộng hoặc kết bài mở rộng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 7: Chớm thu, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 7: Chớm thu, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 7: Chớm thu
Bình luận