Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Hãy lắng nghe

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 8: Hãy lắng nghe. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TUẦN 13 – BÀI 8. HÃY LẮNG NGHE

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Chia sẻ được với bạn cảm xúc của em khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát “Bạn ơi hãy lắng nghe”.
  • Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. 
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Những âm thanh ta nghe được xung quanh chính là món quà quý báu của thiên nhiên ban tặng. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Chúng ta hãy lắng nghe những âm thanh xung quanh để không uổng phí món quà quý báu từ thiên nhiên diệu kì, để cảm nhận rõ hơn về cuộc sống giàu màu sắc.
  • Mở rộng vốn từ theo chủ đề Hạnh phúc.
  • Viết được bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.
  • Ghi lại được các từ ngữ gợi tả âm thanh có trong bài “Hãy lắng nghe”.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. BÀI ĐỌC: HÃY LẮNG NGHE

Có nhiều âm thanh khác nhau được xuất hiện trong bài đọc “Hãy lắng nghe”, nhưng mỗi âm thanh đều có sự khác nhau và khi hòa vào với nhau cũng có thể tạo ra một bản nhạc khác. Chúng ta cần phải biết lắng nghe, cảm nhận mỗi âm thanh xung quanh mình để không lãng phí những món quà đó.

2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ “HẠNH PHÚC”

1.

a.

- Từ đồng nghĩa: sung sướng, vui sướng, mãn nguyện, toại nguyện…

- Từ trái nghĩa: bất hạnh, đau khổ, đau buồn, sầu thảm, bi thảm, tuyệt vọng…

b.

Gia đình em rất hạnh phúc.

2.

a. phúc hậu, phúc đức, phúc lộc

b.

Bà của em rất phúc hậu

Gia đình ấy phúc lộc dồi dào.

3. 

a. Trên thuận, dưới hoà.

Chị ngã, em nâng.

Trong ấm ngoài êm.

b. Gia đình em trong ấm, ngoài êm.

4. Gợi ý:

- Em đã làm được việc tốt gì?

- Em đã làm việc tốt đó như thế nào?

- Cảm xúc của em ra sao?

3. VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO (BÀI VIẾT SỐ 2)

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.

Gợi ý:

- Mở bài: Chọn cách giới thiệu câu chuyện hấp dẫn: 

+ Liên hệ từ một vấn đề có liên quan.

+ Kết nối từ một câu thơ, câu hát,...

- Thân bài: 

+ Kể lại câu chuyện theo một trình tự hợp lí.

+ Chọn một sự việc, thêm vào một số chi tiết sáng tạo nhưng không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Tả ngoại hình của các nhân vật; Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật,...

- Kết bài: 

+ Nêu kết thúc của câu chuyện.

+ Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nội dung của câu chuyện.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 8: Hãy lắng nghe, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 8: Hãy lắng nghe, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 8: Hãy lắng nghe

Bình luận

Giải bài tập những môn khác