Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Ban mai

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 8: Ban mai. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TUẦN 4 – BÀI 8: BAN MAI

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Nói được 1 – 2 câu về cảnh ban mai ở quê hương em hoặc nơi em ở.
  • Nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Cảnh bình minh tươi đẹp của quê hương tác giả và niềm ước ao có màu vẽ để vẽ lại cảnh đẹp tuyệt vời ấy. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ngợi ca vẻ đẹp thanh bình, đầy sức sống của thiên nhiên trên quê hương lúc ban mai và bày tỏ tình yêu tha thiết với quê hương của tác giả.
  • Mở rộng vốn từ theo chủ đề Tuổi thơ.
  • Biết quan sát, tìm được ý cho bài văn tả một danh lam thắng cảnh.
  • Đặt được tên cho 1 – 2 tranh, ảnh về tuổi thơ; mở được triển lãm “Khung trời tuổi thơ”.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. BÀI ĐỌC: BAN MAI

Nội dung bài đọc: Bài đọc miêu tả cảnh sắc buổi ban mai dọc bờ sông và những cảm nhận của nhân vật “tôi” trong buổi sáng sớm trên mảnh đất quê hương mình. Khung cảnh ấy tràn đầy sức sống, mang đến cảm giác tươi mới và yên bình, giúp nhân vật "tôi" hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên quê nhà.

2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ TUỔI THƠ

- Trò chơi tuổi thơ: kéo co, nhảy dây, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê,..

- Tình cảm, cảm xúc khi chơi trò chơi: hào hứng, vui vẻ, náo nức, tinh nghịch,...

- Hoạt động, tính cách của trẻ em: 

  • Nô đùa, quan sát, khám phá, tìm tòi, sáng tạo.
  • Thơ ngây, hồn nhiên, tinh nghịch, trong sáng, ngoan ngoãn

3. VIẾT: LUYỆN TẬP QUAN SÁT, TÌM Ý CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

- Khi nhớ lại một danh lam thắng cảnh, chúng ta cần phải trả lời được các câu hỏi:

  1. Em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh... về danh lam thắng cảnh nào?
  2. Em đã quan sát danh lam thắng cảnh đó vào thời điểm nào?
  3. Em đã quan sát theo trình tự nào?
  4. Em đã sử dụng những giác quan nào để quan sát?
  5. Ở mỗi vị trí hoặc thời điểm quan sát, cảnh vật có những đặc điểm gì nổi bật?

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 8: Ban mai, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 8: Ban mai, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 8: Ban mai

Bình luận

Giải bài tập những môn khác