Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Ca dao về lễ hội

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Ca dao về lễ hội. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

TUẦN 15 – BÀI 3. CA DAO VỀ LỄ HỘI

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Chia sẻ được với bạn về một lễ hội truyền thống mà em biết hoặc đã từng ; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.  
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic đúng nghĩa, đúng mạch cảm xúc của bài ca dao; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Giới thiệu các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Khơi gợi lòng tự hào về nét đẹp của các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Qua đó, nhắc nhở chúng ta cần ghi nhớ, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hoá này. Học thuộc lòng được 3 – 4 bài ca dao em thích.
  • Tìm đọc được một bài thơ, đồng dao, ca dao,... về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò, về mối quan hệ với cộng đồng, viết được Nhật kí đọc sách, chia sẻ được với bạn về điều tâm đắc khi đọc bài thơ, đồng dao, ca dao,... và giải thích được lí do.
  • Củng cố kiến thức về và luyện tập sử dụng cặp kết từ.
  • Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết; viết lại được đoạn văn kể lại sự việc chính của câu chuyện cho hay hơn.
  • Sưu tầm được 1 – 2 bài ca dao về lễ hội; tìm hiểu được thêm thông tin về lễ hội được nhắc đến trong bài ca dao.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. BÀI ĐỌC: CA DAO VỀ LỄ HỘI

Bài đọc “Ca dao về lễ hội” đã đề cập về năm lễ hội truyền thống của Việt Nam: Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Trường Yên, Hội đua thuyền, Lễ Nghinh Ông, Hội đua bò. Đây không chỉ là nét đẹp tinh thần mà mỗi lễ hội còn là sự nhắc nhớ chúng ta phải biết ơn cha ông đi trước, nhớ về cội nguồn và tự hào về dân tộc.

2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ KẾT TỪ

1. Tìm cặp kết từ:

- Hễ... thì…

- Không những... mà còn…

- Vì... nên…

- Tuy... nhưng…

2. 

a. Tuy... nhưng…

b. Giá mà... thì…

c. Nhờ... nên…

3. 

- Nhờ………mà……: Thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả

- Nếu…… thì………: Thể hiện quan hệ từ thể hiện giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả.

4. 

Ngày 15 tháng 8 Âm lịch là ngày hội Tết Trung thu. Vào ngày đó, trẻ em không những được mặc đồ đẹp mà còn được cầm đèn lồng hòa vào cùng nhóm bạn đón Tết thiếu nhi. Để chuẩn bị cho đêm Trung thu, trước hôm đó mẹ em đã đi chợ chuẩn bị cho em một chiếc đèn ông sao thật đẹp.

3. VIẾT: TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO (BÀI VIẾT SỐ 2)

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.

- Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn: Ưu điểm, hạn chế?

- Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết: Cấu tạo, sắp xếp ý, diễn đạt, chính tả,... 

- Viết lại đoạn văn kể lại sự việc chính của câu chuyện cho hay hơn.

- Bình chọn bài văn kể chuyện có nhiều chi tiết hấp dẫn.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 3: Ca dao về lễ hội, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Ca dao về lễ hội, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 3: Ca dao về lễ hội

Bình luận

Giải bài tập những môn khác