Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời ôn tập Tuần 12: Chung sống yêu thương
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập Tuần 12: Chung sống yêu thương có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6:
Cái Lan chạy sang nhà Hoa, đứng ở ngoài cửa nói vọng vào:
- Sao giờ này cậu vẫn còn ngồi đây? Vào thay áo quần nhanh lên để đi sinh nhật Mi.
- Ơ, tớ tưởng 7 giờ tối mới bắt đầu mà? - Lan nghi ngờ.
- Trời ạ, thế cậu không định đi mua quà cho nó hả? - Lan hỏi lại.
Nghe nói vậy, Hoa vội bật dậy, lao vào nhà, vừa đi vừa nói vọng ra:
- Cậu chờ tớ chút, rồi chúng mình cùng đi!
Câu 1: Trong câu "Sao giờ này cậu vẫn còn ngồi đây?", đại từ "cậu" ám chỉ ai?
- A. Lan.
B. Hoa.
- C. Mi.
- D. Người không xác định.
Câu 2: Từ "nó" trong câu "Thế cậu không định đi mua quà cho nó hả?" đề cập đến:
- A. Lan
- B. Hoa
C. Mi.
- D. Quà sinh nhật
Câu 3: Trong câu "Cậu chờ tớ chút", "tớ" là đại từ xưng hô chỉ:
- A. Lan.
B. Hoa.
- C. Mi.
- D. Người nói chung.
Câu 4: Đại từ nào được sử dụng để chỉ cả Lan và Hoa trong đoạn văn?
A. Chúng mình.
- B. Chúng nó.
- C. Các cậu.
- D. Họ.
Câu 5: Trong câu "Ơ, tớ tưởng 7 giờ tối mới bắt đầu mà?", đại từ "tớ" chỉ ai?
A. Lan.
- B. Hoa.
- C. Mi.
- D. Người không xác định.
Câu 6: Có bao nhiêu đại từ khác nhau được sử dụng trong đoạn văn này?
- A. 3.
- B. 4.
C. 5.
- D. 6.
Câu 7: Việc thêm chi tiết về ngoại hình nhân vật trong kể chuyện sáng tạo nên:
- A. Mô tả càng chi tiết càng tốt.
- B. Chỉ tập trung vào nhân vật chính.
C. Phù hợp và góp phần làm rõ tính cách, vai trò của nhân vật.
- D. Tránh đề cập đến ngoại hình.
Câu 8: Trong bài đọc Trước ngày Giáng sinh, bọn trẻ tạo hình trên tuyết bằng cách nào?
- A. Vẽ bằng que trên tuyết các hình thù khác nhau.
- B. Đắp tuyết thành các hình thù khác nhau.
C. Leo lên gốc cây, dang rộng hai tay, rồi cùng lúc, buông mình và ngã úp mặt xuống lớp tuyết dày mịn. Sau bọn trẻ cố đứng lên và không làm hỏng những hình thù đã in trên tuyết.
- D. Dùng khuôn mặt của mình để tạo ra các hình thù trên mặt tuyết.
Câu 9: Khi thêm lời nói của nhân vật, điều gì là quan trọng nhất?
- A. Sử dụng nhiều từ ngữ hoa mỹ.
B. Đảm bảo lời nói phản ánh đúng tính cách và tâm trạng của nhân vật.
- C. Tạo ra những câu nói dài và phức tạp.
- D. Chỉ sử dụng ngôn ngữ hiện đại.
Câu 10: Trong bài đọc Trước ngày Giáng sinh, khi nào bọn trẻ mới ngừng chơi?
- A. Buổi trưa.
- B. Buổi chiều.
C. Khi đêm xuống.
- D. Sáng hôm sau.
Câu 11: Mục đích chính của việc thêm chi tiết mới trong kể chuyện sáng tạo là gì?
- A. Thay đổi hoàn toàn nội dung câu chuyện.
B. Làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn hơn.
- C. Tạo ra một câu chuyện hoàn toàn mới.
- D. Rút ngắn câu chuyện.
Câu 12: Mục đích cuối cùng của việc kể chuyện sáng tạo là gì?
- A. Tạo ra một câu chuyện hoàn toàn mới.
B. Làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn mà không thay đổi nội dung và ý nghĩa.
- C. Thể hiện khả năng sáng tạo của người viết.
- D. Thay đổi cốt truyện gốc.
Câu 13: Trong bài đọc Trước ngày Giáng sinh, tại sao bọn trẻ không ngủ được?
- A. Vì quá lạnh.
- B. Vì quá đói.
C. Vì vẫn còn phấn khích.
- D. Vì sợ ma
Câu 14: Ba (Sác-lơ) trong bài đọc Trước ngày Giáng sinh chơi loại đàn gì?
- A. Đàn piano.
- B. Đàn guitar.
C. Đàn vĩ cầm.
- D. Đàn ukulele.
Câu 15: Trong quá trình tìm ý, việc xác định ngôi kể của người kể chuyện giúp:
- A. Tăng số lượng nhân vật.
- B. Quyết định độ dài bài văn.
C. Định hình cách diễn đạt và góc nhìn của câu chuyện.
- D. Chọn font chữ phù hợp.
Câu 16: Đâu không phải là đại từ xưng hô ở ngôi thứ nhất?
- A. Tôi.
- B. Ta.
- C. Chúng tôi.
D. Họ.
Câu 17: Câu chuyện Trước ngày Giáng sinh diễn ra vào mùa nào?
- A. Mùa xuân.
- B. Mùa hạ.
- C. Mùa thu.
D. Mùa đông.
Câu 18: Trong quá trình tìm ý, việc xác định đối tượng đọc bài văn giúp:
- A. Hạn chế sự sáng tạo.
B. Điều chỉnh ngôn ngữ và nội dung cho phù hợp.
- C. Tăng độ khó của từ vựng.
- D. Loại bỏ các yếu tố hài hước.
Câu 19: Đại từ xưng hô nào sau đây chỉ ngôi thứ nhất?
A. Tôi.
- B. Cậu.
- C. Các cậu.
- D. Chúng nó.
Câu 20: Trong bài đọc Trước ngày Giáng sinh, ai đề xuất trò chơi tạo hình trên tuyết?
- A. Lô-ra.
- B. Me-ri.
C. A-lít-xơ.
- D. Sác-lơ.
Câu 21: Trong quá trình tìm ý và lập dàn ý, yếu tố quan trọng nhất cần đảm bảo là:
- A. Số lượng từ chính xác.
B. Sự nhất quán và logic trong cấu trúc và nội dung.
- C. Sử dụng càng nhiều từ ngữ hoa mỹ càng tốt.
- D. Tạo ra càng nhiều nhân vật càng tốt.
Câu 22: Dựa vào bài đọc Trước ngày Giáng sinh, em hãy cho biết, ai là người chơi đàn để ru bọn trẻ ngủ?
- A. Má.
- B. Dì.
C. Ba (Sác-lơ).
- D. Dượng.
Câu 23: Chọn đại từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và (...) rất tự hào về sản phẩm của mình.
- A. Họ.
B. Cô ấy.
- C. Nó.
- D. Chúng mình.
Câu 24: Cho câu văn "Hôm qua, bà Lan vừa lau nhà nhưng hôm nay bà Lan lại lau nhà tiếp.", cách sử dụng đại từ nào sẽ giúp câu văn tự nhiên và tránh lặp lại?
A. Hôm qua, bà Lan vừa lau nhà nhưng hôm nay bà ấy lại lau nhà tiếp.
- B. Hôm qua, bà Lan vừa lau nhà nhưng hôm nay họ lại lau nhà tiếp.
- C. Hôm qua, bà Lan vừa lau nhà nhưng hôm nay nó lại lau nhà tiếp.
- D. Hôm qua, bà Lan vừa lau nhà nhưng hôm nay chúng ta lại lau nhà tiếp.
Câu 25: Trong bài đọc Trước ngày Giáng sinh, ai là người đến thăm gia đinh hai chị Lo-ra và Me-ri?
- A. Ông bà.
B. Dì, dượng và các em họ.
- C. Bạn bè.
- D. Hàng xóm.
Câu 26: Chọn đại từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ (...) đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức.
- A. Mình.
- B. Bạn.
C. Nó.
- D. Cậu.
Bình luận