Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Trước ngày Giáng sinh
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Trước ngày Giáng sinh. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TUẦN 12 – BÀI 5. TRƯỚC NGÀY GIÁNG SINH
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Chia sẻ được với bạn về một trò chơi mà em yêu thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Trò chơi ngoài tuyết và sự quan tâm, chăm sóc của người thân đã đem đến niềm vui cho lũ trẻ. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Niềm vui, niềm hạnh phúc có thể đến từ những điều tưởng như rất giản dị: một trò chơi, một bản nhạc,... cùng người thân.
- Nhận diện và biết cách sử dụng đại từ.
- Viết được bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
- Kể được về một buổi sum họp của gia đình em.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. BÀI ĐỌC: TRƯỚC NGÀY GIÁNG SINH
Bài đọc “Trước ngày giáng sinh” đã diễn tả niềm vui của những bạn nhỏ là khoảng thời gian được chơi ngoài tuyết với nhau và khi người bố đi xuống kéo đàn giúp họ đi vào giấc ngủ. Đó chính là khi tình bạn, tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình đã tạo nên những khoảnh khắc thật đẹp.
2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ
1.
- Đại từ xưng hô: ngươi, ta, ông, tôi.
- Đại từ nghi vấn: Ai.
- Đại từ thay thế: Thế.
2.
a.
- Bà/ cháu/ bà.
- Bà/ cháu.
b.
- Cô/ cháu.
- Cháu/ cô/ cháu.
3.
a.
- Long ơi, sáng nay cậu có bận gì không?
- Tớ không. Có chuyện gì thế?
- Tớ định rủ cậu qua nhà học bài.
b. Đại từ xưng hô: cậu, tớ.
3. VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO (BÀI VIẾT SỐ 1)
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo.
Lưu ý:
- Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn.
- Em kể lại câu chuyện thế nào?
+ Kể đầy đủ các sự việc của câu chuyện.
+ Kể chi tiết hơn đối với sự việc em chọn.
+ Thêm vào một sự việc những chi tiết sáng tạo giúp câu chuyện sinh động, lôi cuốn hơn: tả đặc điểm của các loài cây; kể lại hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật; bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật,...
- Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 5: Trước ngày Giáng sinh, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Trước ngày Giáng sinh, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Trước ngày Giáng sinh
Bình luận