Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Trong rừng trúc có một con suối nhỏ, nước rất trong. Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng. Ở giữa dòng, một bầy cá nhỏ chỉ bằng ngón tay út ve vẩy vây và đuôi, miệng khẽ há ra, lặng lẽ bơi đứng. Gần như không có một tiếng động nào báo hiệu sự có mặt của con suối ở quãng rừng có lẽ là đầu nguồn này. Bên kia suối, đã thấy những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng in lỗ chỗ như vết chân chuột. Những cây trúc vàng óng, vút cao, đã bắt đầu trổ hoa. Hoa trúc cứng và vàng, không có hương vị gì, vậy mà đâu đó, vẫn thoảng một mùi thơm nhẹ nhõm, xa ngái,...
(Theo Trần Nhuận Minh)
Câu 1: Đoạn văn miêu tả phong cảnh gì?
A. Con suối nhỏ.
- B. Một dòng sông.
- C. Một hồ nước.
- D. Một bãi biển.
Câu 2: Tác giả quan sát, cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh bằng những giác quan nào?
- A. Mắt.
- B. Mũi.
- C. Tai.
D. Mắt, mũi, tai.
Câu 3: Phong cảnh được miêu tả theo trình tự nào?
- A. Không gian từ trái qua phải.
- B. Thời gian là các thời điểm trong một ngày.
- C. Thời gian là các mùa trong năm.
D. Không gian từ gần đến xa.
Câu 4: Đâu không phải là sự vật được miêu tả trong đoạn văn trên?
- A. Những sợi rêu.
- B. Bầy cá nhỏ.
- C. Một đàn nhím.
D. Những chiếc măng trúc non.
Câu 5: Người viết đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn dưới đây để miêu tả cảnh vật?
Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng.
- A. So sánh.
B. Nhân hóa.
- C. Điệp từ.
- D. Điệp ngữ.
Câu 6: Con suối được miêu tả trong đoạn văn có đặc điểm gì?
- A. Lớn, nước có màu đục ngầu.
- B. Nhỏ, dòng chảy mạnh, xiết.
C. Nhỏ, nước rất trong, dòng chảy lững lờ.
- D. Lớn, nước rất trong, dòng chảy mạnh, cuồn cuộn.
Câu 7: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết đoạn văn tả cảnh gì?
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Theo Nguyễn Thụy Kha
- A. Miêu tả mùa hè.
- B. Miêu tả khung cảnh con đường ở vùng ngoại ô.
- C. Miêu tả một làng quê thanh vắng.
D. Miêu tả phong cảnh lúc chiều hè ở vùng ngoại ô thành phố.
Câu 8: Đoạn văn miêu tả phong cảnh cần đáp ứng yêu cầu nào về mặt hình thức?
A. Không xuống dòng, viết thành một đoạn hoàn chỉnh.
- B. Đoạn văn cần đầy đủ ba phần mở bài, thân bài và kết bài.
- C. Đoạn văn miêu tả phong cảnh cần dài, gồm nhiều câu văn.
- D. Phân tách các phần của phong cảnh thành từng đoạn rõ ràng.
Câu 9: Nội dung chính của đoạn văn miêu tả phong cảnh dưới đây là gì?
Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Theo Thụy Chương
- A. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển theo các mùa trong năm.
- B. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại.
C. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển theo các buổi trong ngày.
- D. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển từ xa đến gần.
Câu 10: Theo em, đâu là địa danh được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam?
- A. Phố cổ Hội An.
B. Vịnh Hạ Long.
- C. Thành nhà Hồ.
- D. Khu danh thắng Tràng An – Ninh Bình.
Bình luận