Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

TUẦN 10 – BÀI 2. MẶN MÒI VỊ MUỐI BẠC LIÊU

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Giải được câu đố và nói được 1 – 2 câu về hạt muối; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Hoạt động làm muối của diêm dân và vẻ đẹp của những cánh đồng muối ở Bạc Liêu khi vào vụ thu hoạch. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Nỗi vất vả của người nông dân “một nắng hai sương” để làm ra hạt muối. Hạt muối đậm đà tình nghĩa của diêm dân gửi gắm vào trong đó. 
  • Giới thiệu được về một làng nghề.
  • Nhận diện được bài văn kể chuyện sáng tạo (thêm vào một số chi tiết sáng tạo).
  • Đóng vai, nói và đáp được lời cảm ơn một người lao động ở trường.

II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. BÀI ĐỌC: MẶN MÒI VỊ MUỐI BẠC LIÊU

“Mặn mòi vị muối Bạc Liêu” mô tả những khó khăn, gian khổ của diêm dân trong hoạt động làm muối để từ đó có thể tạo ra những cánh đồng muối mặn nhưng đầy nghĩa tình, thấm đẫm tình quê hương, là viên kim cương mặn của biển cả.

2. NÓI VÀ NGHE: GIỚI THIỆU MỘT LÀNG NGHE

1. Chia sẻ với bạn bè những điều em tìm hiểu được về một làng nghề.

2. Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu.

Lưu ý:

- Tập trung giới thiệu những nét tiêu biểu về làng nghề. (Tên làng nghề, địa chỉ, sản phẩm, cách làm ra sản phẩm,...)

- Thể hiện tình cảm, cảm xúc qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,...

- Sử dụng hình ảnh, vật thật,... hỗ trợ để nội dung giới thiệu có sức hấp dẫn.

3. Ghi lại những thông tin chính về một làng nghề được nghe bạn giới thiệu.

4. Bình chọn “Hướng dẫn viên xuất sắc”.

3. VIẾT: BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

- Viết bài văn kể chuyện sáng tạo là kể câu chuyện trong đó có một (hoặc một số) sự việc của câu chuyện được viết thêm những chi tiết mới như: tả đặc điểm của người, vật; kể lại hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật; bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện;... nhưng không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.

- Những chi tiết thêm vào giúp bài văn sinh động, hấp dẫn hơn.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 2: Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác