Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Luyện tập về từ đa nghĩa (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 1: Luyện tập về từ đa nghĩa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau?

Từ đa nghĩa là từ có …, trong đó có một … và một hoặc một số …

  • A. Một nghĩa – nghĩa chuyển – nghĩa gốc.
  • B. Nhiều nghĩa – nghĩa gốc – nghĩa chuyển.
  • C. Nghĩa gốc – nghĩa chuyển – nhiều nghĩa.
  • D. Nghĩa chuyển – nghĩa gốc – nhiều nghĩa.

Câu 2: Các nghĩa của từ đa nghĩa có đặc điểm gì?

  • A. Các nghĩa có sự đối lập về nghĩa.
  • B. Các nghĩa có sự tách biệt độc lập.
  • C. Các nghĩa có mối liên hệ với nhau. 
  • D. Các nghĩa có thể chuyển hóa cho nhau.

Câu 3: Từ bạc nào trong các từ dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Vàng bạc.
  • B. Bạc bẽo.
  • C. Bội bạc.
  • D. Bạc tình.

Câu 4: Từ nhà nào trong các từ dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

  • A. Nhà giáo.
  • B. Nhà cửa.
  • C. Nhà giam.
  • D. Nhà tù.

Câu 5: Từ mắt nào trong các từ dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Mắt xích.
  • B. Mắt na.
  • C. Mắt lưới.
  • D. Đôi mắt.

Câu 6: Từ chân nào trong các từ dưới đây không được dùng theo nghĩa chuyển?

  • A. Chân sút.
  • B. Đôi chân.
  • C. Chân bàn.
  • D. Chân răng.

Câu 7: Từ đầu nào trong các từ dưới đây không được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Đau đầu.
  • B. Cứng đầu.
  • C. Đầu đũa.
  • D. Chải đầu.

Câu 8: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. 
  • B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng.
  • C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
  • D. Chiếc xe đạp này, ăn phanh thật đấy.

Câu 9: Từ nào sau đây ghép với đường thì mang nghĩa chỉ một loại gia vị có vị ngọt?

  • A. Đường phèn.
  • B. Đường tàu.
  • C. Đường kính.
  • D. Đường mía.

Câu 10: Từ đi trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc?

  • A. Trời trở lạnh, mẹ nhắc An nhớ đi tất vào chân trước khi đi ra ngoài.
  • B. Nam đi giày cẩn thận rồi mới ra khỏi nhà.
  • C. Ông em bị đau chân nên đi rất chậm.
  • D. Nam đi một nước cờ khiến cho tất cả đều phải trầm trồ.

Câu 11: Từ quả  nào trong các từ dưới đây không được dùng theo nghĩa chuyển?

  • A. Quả báo.
  • B. Quả tim.
  • C. Hoa quả.
  • D. Quả đất.

Câu 12: Từ đa nghĩa trong đoạn thơ sau có nghĩa là gì?

Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong.

  • A. Khoảng thời gian trước thời điểm xác định nào đó.
  • B. Tinh khiết, không có gợn, mắt có thể nhìn thấu suốt qua.
  • C. Không có tạp âm, không lẫn tiếng ồn, nghe phân biệt rất rõ các âm với nhau.
  • D. Chỉ địa điểm, những vị trí thuộc phạm vi xác định nào đó, đối lập với bên ngoài.

Câu 13: Từ cánh nghĩa gốc mang nét nghĩa nào sau đây?

  • A. Bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.
  • B. Bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng, rộng bản, thành đôi đối xứng nhau ở hau bên thân mình và có thể mở ra, khép vào.
  • C. Khoảng đất dài và rộng.
  • D. Bộ phận của hoa, mỏng và dẹt, có màu sắc.

Câu 14: Từ chín trong câu thơ dưới đây được dùng với nghĩa nào?

Trùng trục như con bò thui,

Chín đầu, chín mắt, chín đuôi, chín mình.

  • A. Thức ăn được nấu kĩ đến mức ăn được.
  • B. Quả vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, có hương thơm vị ngọt.
  • C. Kĩ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh.
  • D. Đỏ ửng lên.

Câu 15: Giải thích từ đa nghĩa được in đậm trong câu văn dưới đây?

Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển.

  • A. Lối thông tự nhiên với bên ngoài.
  • B. Khoảng trống thông ra ngoài của nơi đã được ngăn kín, thường có hệ thống đóng, mở khi cần thiết.
  • C. Có quan hệ, có thế lực.
  • D. Là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác