Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hãy sử dụng đại từ thay thế để tránh lỗi lặp từ trong các câu sau: 

Bạn ấy thích nghe nhạc và tôi cũng thích nghe nhạc.

  • A. Bạn ấy thích nghe nhạc và tôi cũng thế.
  • B. Bạn ấy thích nghe nhạc và tôi cũng vậy.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi 2 và 3 bên dưới:

NGÀY HẠNH PHÚC

Hôm nay, trường tôi tổ chức ngày hội “Mẹ và con”. Trong ngày này, các con sẽ cùng mẹ tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa ở trường. Tôi đứng ngắm sân trường nhộn nhịp như một lễ hội với các gian hàng, các trò chơi và sân khấu biểu diễn nghệ thuật. Một nỗi buồn len nhẹ vào trái tim tôi.

Mẹ mất từ khi anh em tôi còn nhỏ. Bố vừa làm cha vừa làm mẹ, nuôi chúng tôi khôn lớn. Mỗi sáng, bố thức dậy trước cả nhà để chuẩn bị sách vở, quần áo rồi đưa chúng tôi đến trường. Công việc rất vất vả, vậy mà bố vẫn luôn cố gắng dành thời gian để nghe tôi kể chuyện ở trường. Dù không có mẹ, anh em tôi vẫn hạnh phúc đủ đầy trong tình yêu thương của bố.

Đang suy nghĩ, tôi bỗng thấy phía xa, một bóng dáng cao lớn quen thuộc. Bố tôi mặc một bộ đầm nữ màu xanh lá và đội chiếc mũ rộng vành. “Con yêu! Mẹ của con đã ở đây!” – Bố cười lớn, tiến về phía tôi. Ôi! Tôi không thể tin vào mắt mình! Sau vài phút sửng sốt, tôi chạy lại, ôm chầm lấy bố: “Bố đẹp quá, bố ơi!”.

Dường như một vài ánh mắt ngạc nhiên, nhưng mọi người nhanh chóng hiểu chuyện. Với khiếu nói chuyện hài hước, bố khiến tất cả mọi người đều vây quanh. Nhiều bạn bày tỏ sự ngưỡng mộ trước ý tưởng độc đáo của bố. Chúng tôi cười đùa và chạy nhảy khắp nơi, cảm nhận tình yêu thương tràn ngập. Các bạn mời bố con tôi tham gia thi trò chơi nhóm đôi mẹ – con. Một bác chụp ảnh cho bố con tôi và nói: “Đây là tình yêu thật sự!”.

Ngày hội kết thúc, bố và tôi bước ra khỏi cổng trường trong những ánh mắt ngưỡng mộ. Bố – người hùng đã không chỉ chiếm được trái tim của tôi, mà còn của mọi người xung quanh. Tôi tự hào về bố. Đó là một ngày hạnh phúc mà tôi sẽ không bao giờ quên.

Theo Mai Hiền

Câu 2: Vì sao nhân vật “tôi” cảm thấy buồn? (0,5 điểm)

  • A. Vì không thích ngày hội “Mẹ và con” mà nhà trường tổ chức.
  • B. Vì nhớ về người mẹ đã mất của mình.
  • C. Vì không có bạn bè cùng chơi
  • D. Vì không biết sẽ rủ ai cùng tham gia ngày hội.

Câu 3: Bố đã làm những việc gì để thể hiện tình yêu thương với các con? (0,5 điểm)

  • A. Mua nhiều quà khi trở về sau những chuyến đi xa
  • B. Dậy sớm đi chợ nấu bữa sáng thật ngon.
  • C. Biểu diễn cho các con xem tiết mục nghệ thuật.
  • D. Đóng giả một người phụ nữ đến trường tham gia ngày hội cùng bạn nhỏ.

Câu 4: Câu thơ “Cụm vườn tỏa móng khói lam” gợi lên điều gì?

  • A. Khói bếp từ các nhà trong vườn trong buổi sáng sớm.
  • B. Sương mù bao phủ khu vườn.
  • C. Khói từ đốt đồng của nông dân.
  • D. Mây thấp trôi qua khu vườn.

Câu 5:  Đâu không phải là ý nghĩa của văn bản với người đọc?

  • A. Gây xúc động mạnh mẽ, khơi gợi lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.
  • B. Cung cấp thông tin về lịch sử hình thành và hoạt động của Hội Nhi đồng Cứu quốc.
  • C. Giúp người đọc có tinh thần sắt đá, có ý chí chống lại kẻ thù xâm lược.
  • D. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về vai trò của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước.

Câu 6: Từ "dân gian" thường đề cập đến:

  • A. Văn hóa truyền thống của người dân.
  • B. Chính sách của chính phủ.
  • C. Luật pháp quốc tế.
  • D. Công nghệ hiện đại.

Câu 7: Đại từ nào sau đây vừa có thể là đại từ xưng hô, vừa có thể là đại từ thay thế?

  • A. Tôi.
  • B. Gì.
  • C. Nó.
  • D. Vậy.

Câu 8: Nước giếng được miêu tả như thế nào trong bài đọc Tết nhớ thương?

  • A. Trong veo.
  • B. Đục ngầu.
  • C. Xanh biếc.
  • D. Vàng đục.

Câu 9: Nghề làm muối được miêu tả như thế nào?

  • A. Dễ dàng và nhàn hạ.
  • B. Cơ cực và gian nan.
  • C. Hiện đại và tiện nghi.
  • D. Nhẹ nhàng và thoải mái.

Câu 10: Việc sử dụng đại từ xưng hô phù hợp trong giao tiếp có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.
  • B. Giúp cho giao tiếp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • C. Tạo ấn tượng tốt đẹp với người đối diện.
  • D. Thể hiện sự tôn trọng đối với người khác; Giúp cho giao tiếp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn; Tạo ấn tượng tốt đẹp với người đối diện.

Câu 11: Trong bài đọc “Nụ cười mang tên màu xuân”, nụ cười được dệt từ điều gì?

  • A. Tình yêu thương.
  • B. Niềm vui sướng.
  • C. Hy vọng vào tương lai.
  • D. Dệt từ ngàn vạn tin yêu.

Câu 12: Khi thay đổi cách kết thúc câu chuyện, điều quan trọng là:

  • A. Kết thúc mới phải hoàn toàn khác với kết thúc gốc.
  • B. Kết thúc mới phải hợp lý và liên quan đến nội dung trước đó. 
  • C. Kết thúc mới phải luôn có hậu.
  • D. Kết thúc mới phải gây bất ngờ cho người đọc.

Câu 13: Theo em bài đọc Mùa vừng sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Câu 14: Dựa vào bài đọc Trước ngày Giáng sinh, em hãy cho biết, ai là người chơi đàn để ru bọn trẻ ngủ?

  • A. Má.
  • B. Dì.
  • C. Ba (Sác-lơ).
  • D. Dượng.

Câu 15: Trong câu "Tôi thích cả đọc sách và xem phim", "cả ... và ..." là loại kết từ gì?

  • A. Kết từ đơn.
  • B. Kết từ đôi.
  • C. Kết từ ba.
  • D. Không phải kết từ.

Câu 16: Trong bài thơ Về ngôi nhà đang xây, nắng được miêu tả như thế nào trong bài thơ?

  • A. Nắng chói chang.
  • B. Nắng dịu dàng.
  • C. Nắng đứng ngủ quên.
  • D. Nắng lấp lánh.

Câu 17: Trong bài đọc Hãy lắng nghe, con chim nào được miêu tả là hót véo von, lảnh lót, rộn rã?

  • A. Chim tu hú.
  • B. Chim vịt vịt.
  • C. Chim cu cườm.
  • D. Chim sơn ca.

Câu 18: Thành ngữ nào sau đây nói về trạng thái vui vẻ, hạnh phúc?

  • A. Vui như Tết.
  • B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
  • D. Ăn cây nào, rào cây ấy.

Câu 19: Trong bài Tiếng rao đêm, tác giả miêu tả tiếng rao như thế nào?

  • A. Tiếng rao vui vẻ và sôi động trong đêm khuya tĩnh mịch.
  • B. Tiếng rao lanh lảnh và trong trẻo trong đêm khuya tĩnh mịch.
  • C. Tiếng rao đều đều, khàn khan kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch.
  • D. Tiếng rao ngắt quãng và chói tai trong đêm khuya tĩnh mịch.

Câu 20: Những sinh hoạt được miêu tả trong bài đọc cho thấy đặc điểm gì của đồng bào Đê Ba.?

  • A. Hiện đại và công nghiệp hóa.
  • B. Truyền thống và gắn bó với thiên nhiên.
  • C. Cô lập và tách biệt với thế giới bên ngoài.
  • D. Phát triển du lịch mạnh mẽ.

Câu 21: Lễ hội được đề cập trong bài ca dao thứ tư là gì?

  • A. Lễ Vu Lan.
  • B. Lễ Nghinh Ông.
  • C. Lễ Hội Đền Hùng.
  • D. Lễ Hội Chùa Hương.

Câu 22: Trong bài đọc Ngày xuân Phố Cáo, tác giả thi thoảng không phân biệt được giữa hai thứ gì?

  • A. Mây và khói.
  • B. Sương và mưa.
  • C. Nắng và gió.
  • D. Bóng cây và bóng người.

Câu 23: Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết có thể thêm các chi tiết nào?

 Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc bài văn kể chuyện sáng tạo?

Câu chuyện đã đem đến bài học quý giá về việc phải biết cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

  • A. Chỉ thêm các sự kiện lịch sử có thật để đảm bảo tính chân thực của câu chuyện.
  • B. Thêm các chi tiết về ngoại hình nhân vật, đối thoại, cảm xúc, suy nghĩ nội tâm và các tình huống mới phù hợp với mạch truyện.
  • C. Chỉ được phép thêm các chi tiết về phong cảnh và thời tiết để làm phong phú bối cảnh câu chuyện.
  • D. Không được thêm bất kỳ chi tiết nào, chỉ kể lại đúng những gì đã có trong câu chuyện gốc.

Câu 25: Trong câu "Ai đã làm việc này?", từ nào là đại từ và thuộc loại nào?

  • A. "Ai" là đại từ xưng hô.
  • B. "Ai" là đại từ nghi vấn.
  • C. "Này" là đại từ chỉ định.
  • D. "Đã" là đại từ.

Câu 26: Trong bài đọc Ngôi nhà chung của buôn làng, nóc nhà rông của người Ba-na thường được trang trí bằng gì?

  • A. Nóc nhà rông của người Ba-na được trang trí bằng dải họa tiết chính là hình con trâu.
  • B. Nóc nhà rông của người Ba-na được trang trí bằng dải họa tiết chính là hình con gà.
  • C. Nóc nhà rông của người Ba-na được trang trí bằng dải hoạ tiết hình cây rau dớn.
  • D. Nóc nhà rông của người Ba-na được trang trí bằng dải hoạ tiết hình hình núm chiêng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác