Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”? 

  • A. Tôi, em gái.
  • B. Tôi, nó.
  • C. Tôi, Kiều Phương.
  • D. Nó, Mèo, Kiều Phương.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của từ in đậm có trong đoạn:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều

  • A. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa khác nhau.
  • B. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.
  • C. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ.
  • D. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa đối lập nhau.

Câu 3: Tìm từ chứa tiếng đồng có nghĩa chỉ những người có cùng chí hướng phấn đấu

  • A. Đồng bào
  • B. Đồng chí
  • C. Đồng đội
  • D. Đồng hành

Câu 4: Ý chính nào thường xuất hiện trong câu đầu tiên khi giới thiệu một nhân vật trong phim hoạt hình?

  • A. Câu đầu tiên thường sẽ giới thiệu tính cách của nhân vật.
  • B. Câu đầu tiên thường sẽ giới thiệu ngoại hình của nhân vật.
  • C. Câu đầu tiên thường sẽ giới thiệu tên của nhân vật.
  • D. Câu đầu tiên thường sẽ giới thiệu sở thích của nhân vật.

Câu 5: Trong thành ngữ "Đầu tắt mặt tối", cụm từ này mang nghĩa bóng chỉ điều gì?

  • A. Trời tối đen như mực.
  • B. Làm việc vất vả, không có thời gian nghỉ ngơi.
  • C. Bị ốm nặng, không thể nhìn thấy gì.
  • D. Gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Câu 6: Để tạo độ tin cậy cho nhân vật kể chuyện, em nên:

  • A. Chỉ cho nhân vật kể những điều hoàn hảo về bản thân.
  • B. Thể hiện cả ưu điểm và khuyết điểm của nhân vật.
  • C. Tránh để nhân vật thừa nhận sai lầm.
  • D. Chỉ kể về thành công của nhân vật.

Câu 7: Câu nào thể hiện sự gắn kết, đồng lòng giữa mọi người để cùng vượt qua khó khăn?

  • A. Tương thân tương ái.
  • B. Đoàn kết.
  • C. Đồng cam cộng khổ.
  • D. Sẻ chia.

Câu 8: Các sản phẩm được làm từ cỏ bàng bao gồm những gì?

  • A. Chỉ có đệm.
  • B. Đệm, túi, nón,…
  • C. Chỉ có túi.
  • D. Áo quần.

Câu 9: Trong đoạn giới thiệu, nên đề cập đến quá khứ của nhân vật như thế nào?

  • A. Kể chi tiết toàn bộ quá khứ.
  • B. Chỉ đề cập những điểm quan trọng ảnh hưởng đến nhân vật.
  • C. Không bao giờ đề cập đến quá khứ.
  • D. Chỉ nói về hiện tại.

Câu 10: Vì sao các nhân vật trong câu chuyện lại cảm thấy “yêu mến cuộc sống”?

  • A. Vì cuộc sống của ba mẹ con rất đầy đủ, ấm êm.
  • B. Vì cuộc sống thật tươi đẹp và bình yên cho dù có những phút giây khó khăn, thiếu thốn.
  • C. Vì có những cảnh sắc đẹp lộng lẫy.
  • D. Vì cuộc sống chứa đầy những điều bất ngờ.

Câu 11: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào của bài văn tả phong cảnh?

Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.

  • A. Mở bài.
  • B. Thân bài miêu tả sự thay đổi của phong cảnh theo mùa.
  • C. Thân bài tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
  • D. Kết bài.

Câu 12: Tìm từ các đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?

Một chú ve kéo đàn. Tiếng đàn ngân lên phá tan bầu không khí tĩnh lặng của buổi ban mai. Rồi chú thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng hoà vào khúc tấu. Từ sáng sớm, khi mặt trời mới ló rạng, tiếng ve đã át tiếng chim.

  • A. Ngân – hòa – át.
  • B. Kéo – hòa – át.
  • C. Ban mai – sáng sớm.
  • D. Tiếng đàn – tiếng ve – tiếng chim.

Câu 13:  Đâu là cách hiểu ĐÚNG về phim 2D?

  • A. Phim được thiết kế ba chiều với hình ảnh được dựng lên sống động như thật với sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa vi tính.
  • B. Sử dụng một chuỗi liên tiếp các hình ảnh hay bức tranh được vẽ và được dựng lên sống động như thật với sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa vi tính.
  • C. Sử dụng một chuỗi liên tiếp các hình ảnh hay bức tranh được vẽ và thể hiện trên mặt phẳng hai chiều để tạo ra một chuyển động của nhân vật.
  • D. Phim được thiết kế hai chiều với hình ảnh được dựng lên sống động như thật tạo ra một chuyển động của nhân vật.

Câu 14:  Đoạn văn dưới đây miêu tả cảnh vật bằng cách nào?

Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.

Theo Hoài Thanh, Thanh Tịnh.

  • A. Miêu tả vẻ đẹp từng phần của phong cảnh.
  • B. Miêu tả phong cảnh theo mùa.
  • C. Miêu tả phong cảnh theo sự thay đổi từ quá khứ đến hiện tại.
  • D. Miêu tả phong cảnh theo các buổi trong ngày.

Câu 15: Đâu là lưu ý khi miêu tả phong cảnh để bài viết thêm thú vị, sinh động?

  • A. Cần chọn phong cảnh nổi tiếng, được công nhận là danh lam thắng cảnh.
  • B. Cảm nhận vẻ đẹp phong cảnh chủ yếu bằng mắt.
  • C. Cần nêu được nguồn lợi du lịch từ phong cảnh.
  • D. Đặc điểm của phong cảnh cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan.

Câu 16: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn dưới đây?

Tuổi thơ tôi là những gầu nước giếng mát trong mẹ … lên cho tôi rửa mặt mỗi khi đá bóng về.

  • A. Xách.
  • B. Mang.
  • C. Kéo.
  • D. Xúc.

Câu 17: Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đã gợi cho anh chiến sĩ nhớ về gì?

  • A. Những kỉ niệm tuổi thơ.
  • B. Những tiếng gà ngày xưa.
  • C. Nhớ về bà.
  • D. Nhớ về bếp lửa.

Câu 18:  Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?

  • A. Nhỏ nhắn – xinh xắn.
  • B. Tươi tắn – ngọt ngào.
  • C. Chăm chỉ –  cẩn thận. 
  • D. Nhẹ nhàng – dịu dàng.

Câu 19: Vì sao nói “bữa tiệc cánh đồng” trở nên rất thịnh soạn?

  • A. Vì bữa ăn ấy đầy đủ các món ngon của dư vị làng quê.
  • B. Vì bữa tiệc ấy là món quà mà người lớn đi làm đồng dành tặng cho các bạn nhỏ.
  • C. Vì các bạn ăn món ăn bà làm ở ngoài đồng.
  • D. Vì ngoài những món ăn của bà, các bạn còn nhận được những món quà của người lớn đi làm đồng.

Câu 20: Đâu là mở bài gián tiếp trong các mở bài dưới đây?

  • A. Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng phẳng. Con suối khá to từ nhữung dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.
  • B. Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh.
  • C. Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời.
  • D. Trên khắp đất nước nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp mà em đã được xem qua những bức tranh, ảnh hay truyền hình và đã được nghỉ mát ở bãi biển Nha Trang, vịnh Hạ Long. Em cũng đã được đến Đà Lạt, ra Hà Nội. Đất nước mình nơi đâu cũng có cảnh đẹp. Dù vậy em vẫn thấy cảnh đẹp gần gũi nhất với em là cảnh núi rừng quê hương em.

Câu 21: .Đâu là câu ca dao , tục ngữ nói về tình bạn?

  • A. Ân trả, nghĩa đền.
  • B. Máu chảy ruột mềm.
  • C. Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
  • D. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Câu 22: Từ in đậm trong đoạn văn dưới đây được dùng với ý nghĩa gì?

Nổi tiếng nhất trong Quần thể di tích lịch sử – văn hoá núi Bà Đen (Tây Ninh) là chùa Bà. Từ chân núi, bạn sẽ có hơn một giờ trải nghiệm lí thú theo con đường 1500 bậc, vòng quanh những tảng đá, cây rùng um tùm hai bên để lên thăm ngôi chùa nằm ở độ cao hơn 200 mét này.

  • A. Nghĩa gốc chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.
  • B. Nghĩa gốc chỉ bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng.
  • C. Nghĩa chuyển chỉ phần dưới cùng tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
  • D. Nghĩa chuyển chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.

Câu 23: Các từ ngữ “cây muỗm, hoa nhài, hoa bưởi, vườn chè” được xếp vào loại từ gì?

  • A. Động từ.
  • B. Tính từ.
  • C. Phó từ.
  • D. Danh từ.

Câu 24: Đâu là nội dung của kết bài mở rộng của bài văn miêu tả phong cảnh?

  • A. Nêu nhận xét, đánh giá chung về cảnh.
  • B. Liên hệ về người, vật,… có liên quan đến cảnh.
  • C. Miêu tả đặc điểm nổi bật của cảnh.
  • D. Nêu tình cảm, cảm xúc với cảnh.

Câu 25: “Con đường bước đến ngày mai” được nhắc đến ở khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?

  • A. Tương lai của bạn nhỏ sẽ đẹp đẽ, tươi sáng hơn nhờ những năm tháng học tập chăm chỉ, nhờ sự chăm sóc của mẹ và dạy dỗ của cô giáo và những kỉ niệm tuổi thơ.
  • B. Là con đường xanh cỏ tươi, tác giả hay đi qua, cũng là con đường đến trường của tác giả.
  • C. Tương lai ngày mai sẽ đẹp hơn nếu người con đi qua con đường đầy cỏ xanh tươi.
  • D. Là con đường hướng đến ngày mai tươi sáng mà bố mẹ đã dẫn lối người con đi.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác