Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 - 3:
Bâng khuâng vào thu
Chớm thu, lúa trổ đồng thơm ngát cánh đồng. Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc non căng tràn hương sữa. Ven bờ cỏ xăm xắp nước, đám cá thia lia đang nhảy loi choi. Nắng sớm. Gió nhẹ. Hương đồng ruộng quyện vào không gian trong ngần của buổi sớm mai...
Chớm thu, con đường đất chạy quanh co khắp ngõ xóm như tươi tắn hơn trong bộ áo màu nâu đỏ vừa được khoác lên sau những ngày công lao động của dân làng. Thấp thoáng đầu ngõ những gánh rau xanh rập rờn theo bước chân của các mẹ, các chị gấp gáp đến kịp phiên chợ sớm.
Chớm thu, con mương đón nước từ đập thượng nguồn về tưới mát cho những vườn cây đang mùa chín rộ. Con mương uốn lượn hiền hòa in dấu bao kỉ niệm ấu thơ đẹp như trong cổ tích, ghim sâu váo dòng kí ức của lũ trẻ chúng tôi. Dường như trong dòng nước mát lành kia có chứa cả những giọt nước mắt đầy tủi hờn của tôi ngày nào bị mẹ mắng vì có tội, giữa trưa nắng chang chang, đầu trần, chân đất chạy khắp xóm, rồi vẫy vùng hả hê trong dòng mương cùng đám bạn...
Chớm thu, khóm hoa trước thềm nhà chúm chím sắc hồng tươi trong nắng tháng 8 hanh vàng. Chợt nhớ nôn nao lũ bạn nghịch ngợm, nhớ nôn nao tiếng bài giảng trầm ấm của cô giáo và nhớ nôn nao lớp học với bồn hoa cũng rực sắc hồng đang vẫy chào các bạn học trò vui tới lớp...
Thu đến rồi! Ôi mùa thu yêu dấu!...
(Theo Nguyễn Thị Duyên)
Câu 1: (0,5 điểm) Dòng nào nêu đúng những cảnh vật được tác giả miêu tả qua từng đoạn văn trong bài?
A. Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, con mương in dấu tuổi thơ, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo.
- B. Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, cái đập thượng nguồn, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo.
- C. Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, giọt nước mắt nhớ thương, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo.
- D. Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo.
Câu 2:(0,5 điểm). Tác giả đã dựa vào những giác quan nào để miêu tả cảnh làng quê khi mùa thu đến?
- A. Thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
- B. Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác.
C. Thính giác, khứu giác, xúc giác, thị giác.
- D. Thị giác, khứu giác, xúc giác.
Câu 3:(0,5 điểm). Điệp từ chớm thu được nhắc nhiều lần trong bài nhằm nhấn mạnh điều gì?
- A. Mùa thu đến sớm hơn lệ thường hằng năm.
B. Mùa thu có nhiều vẻ đẹp và gợi nhiều cảm xúc.
- C. Mùa thu làm cho cảnh vật trở nên đẹp đẽ hẳn lên.
- D. Đáp án A và C đều đúng.
Câu 4: Theo em, ý nghĩa của câu chuyện Trạng nguyên nhỏ tuổi là gì?
- A. Người thông minh, tài giỏi sẽ đạt được thành công, được hưởng vinh hoa phú quý.
- B. Người thông minh sẽ được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ.
C. Người có ý thức tự học, tự mài dũa bản thân mỗi ngày nhất định sẽ gặt hái nhiều thành quả lớn trong tương lai.
- D. Người thông minh sẽ tìm được cách giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Câu 5: Trong thư Bác, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
A. Cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Lớn lên xây dựng đất nước, đưa dân tộc bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.
- B. Cố gắng vui chơi, tham quan du lịch để tích lũy vốn sốn
- C. Cố gắng ăn uống đầy đủ để phát triển thể chất, có sức khỏe để làm việc lớ
- D. Tất cả các ý trê
Câu 6: Đâu là đề bài cho bài văn miêu tả phong cảnh?
A. Hãy viết bài văn miêu tả cảnh đẹp trên quê hương em.
- B. Viết bài văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đi tham quan tại vịnh Hạ Long.
- C. Phong cảnh tại đầm Vân Long rất đẹp. Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận sau khi được đi tham quan tại đây.
- D. Viết bài văn miêu tả ngoại hình của nhân vật hoạt hình mà em yêu thích.
Câu 7: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?
A. Mắt biếc.
- B. Mắt na.
- C. Mắt lưới.
- D. Mắt cây.
Câu 8: Câu văn nào không sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả phong cảnh thiên nhiên?
- A. Sáng hôm nay, bác Mặt Trời thức dậy từ sớm. Bác vươn mình, gom những tia nắng thành cái chổi lớn, quét sạch những đám mây đen trên nền trời.
- B. Ông mặt trời chiếu những tia nắng ban mai ấm áp đầu tiên xuống những ngọn đồi núi xanh mướt.
- C. Chỉ qua một đêm, vườn cúc họa mi còn e ấp đã đồng loạt nở rộ. Chị nào cũng hớn hở khoe những cánh hoa tim tím nhỏ xinh với bác làm vườn.
D. Những bông hoa nở rộ một khoảng vườn khiến bức tranh thiên nhiên càng thêm sống động.
Câu 9: Trong bài đọc “Nay em lên mười”, từ nào được nhà thơ sử dụng để điền vào chỗ chấm trong câu thơ “Căng tròn trái thị …. tỏa hương”?
- A. Nhẹ nhàng.
B. Dịu dàng.
- C. Êm ả.
- D. Êm đềm.
Câu 10: Biệt danh Ja AoK của bạn Nghĩa là tên một chàng dũng sĩ trong câu chuyện ở thể loại nào?
- A. Câu chuyện truyền thuyết.
B. Câu chuyện cổ tích Chăm.
- C. Câu chuyện thần thoại.
- D. Câu chuyện ngụ ngôn.
Câu 11: Đâu không phải từ được dùng theo nghĩa chuyển của từ “cửa”?
- A. Cửa sông.
- B. Cửa rừng.
- C. Cửa biển.
D. Cánh cửa.
Câu 12: Câu văn tả cảnh nào sau đây sử dụng biện pháp so sánh?
A. Mặt hồ sáng trong như chiếc gương khổng lồ.
- B. Hai hàng cây đều tắp tắp kéo dài đến cuối con phố.
- C. Những bông hoa nở rộ rực rỡ khắp vườn.
- D. Những tán lá còn đọng vài hạt sương long lanh.
Câu 13: Trong danh sách sau, đơn vị nào viết hoa đúng theo quy tắc quy định?
A. Bộ Tài nguyên và Môi Trường.B. Bộ tài Nguyên và môi trường.C. Văn phòng chủ Tịch nước.D. Tập đoàn điện Lực Việt Nam.
Câu 14: Trong bài đọc Lớp học trên đường, thầy Vi-ta-li nhận xét gì về Rê-m ở cuối câu chuyện?
A. Rê-mi là một đứa trẻ có tâm hồn.
- B. Rê-mi là một đứa trẻ thông minh.
- C. Rê-mi là một đứa trẻ hiếu động.
- D. Rê-mi là một đứa trẻ tốt bụng.
Câu 15: Dựa vào kiến thức sách giáo khoa, em hãy chi biết “luật” là gì?
A. Văn bản của Nhà nước ban hành, quy định những phép tắc trong xã hội buộc mọi người phải tuân theo.
- B. Văn bản nhà nước ban hành, những quy định đó mọi có người có thể tuân theo hoặc không.
- C. Văn bản do cơ quan chính phủ ban hành, bắt buộc mọi người phải tuân theo những quy định đó.
- D. Văn bản do Quốc hội ban hành, quy định những phép tắc trong xã hội buộc mọi người phải tuân theo.
Câu 16: Con vật nào được miêu tả “lững thững rời chuồng” trong bài đọc Bức tranh đồng quê?
- A. Con gà.
- B. Con bò.
C. Con trâu.
- D. Con lợn.
Câu 17: Trong bài văn tả cảnh, để miêu tả cảnh vật sinh động, ta cần sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- A. So sánh.
- B. Nhân hóa.
- C. Ẩn dụ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Hình ảnh "ánh sáng bàng bạc xuyên qua kẽ lá" có ý nghĩa gì?
- A. Tượng trưng cho sự bí ẩn và thiêng liêng của buổi lễ ra mắt Hội.
- B. Tượng trưng cho hy vọng và niềm tin vào tương lai tươi sáng.
C. Tượng trưng cho sự kết nối giữa con người với thiên nhiên.
- D. Tượng trưng cho sức mạnh và ý chí kiên cường của các thành viên Hội.
Câu 19: Từ "dân quân" có nghĩa là:
- A. Quân đội chính quy
- B. Lực lượng cảnh sát
C. Lực lượng vũ trang từ nhân dân
- D. Nhóm người biểu tình
Câu 20: Trong câu "Bạn muốn cái gì?", từ "gì" thuộc loại đại từ nào?
- A. Đại từ xưng hô.
B. Đại từ nghi vấn.
- C. Đại từ thay thế.
- D. Đại từ chỉ định.
Câu 21: Trong bài đọc Tết nhớ thương, nhân vật tôi làm gì khi bước ra sân vào ngày đầu năm?
- A. Chạy nhảy.
- B. Hát ca.
C. Ngẩng đầu nhìn trời và hít thở sâu.
- D. Vui đùa với bạn bè.
Câu 22: Khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo, việc thêm chi tiết về hành động của nhân vật có tác dụng:
- A. Thay đổi cốt truyện.
B. Làm cho nhân vật trở nên sống động hơn.
- C. Rút ngắn câu chuyện.
- D. Thay đổi ý nghĩa của câu chuyện.
Câu 23: Hình ảnh nào được sử dụng để miêu tả muối vào ban đêm?
A. Những bông hoa nở.
- B. Những viên đá quý.
- C. Những hạt cát trắng.
- D. Những bông tuyết rơi.
Câu 24: Đâu không phải là mục đích sử dụng đại từ xưng hô phù hợp trong giao tiếp là gì?
- A. Tránh sự mơ hồ và làm rõ nghĩa của câu.
- B. Thể hiện sự tôn trọng và lịch sự đối với người khác.
- C. Tạo dựng sự kết nối và gắn kết với người nghe.
D. Để người nghe cảm thấy dễ chịu và vui vẻ.
Câu 25: Khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Nụ cười mang tên mùa xuân” có nội dung gì?
- A. Một ngôi nhà tràn đầy yêu thương.
- B. Một buổi sáng mùa xuân tươi đẹp.
- C. Một lớp học đầy ắp tiếng cười.
D. Miêu tả nụ cười, sự vui sướng, hạnh phúc, hân hoan của bạn nhỏ.
Bình luận