Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 15: Cánh chim hòa bình (P1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 cánh diều Ôn tập bài 15: Cánh chim hòa bình (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong bài đọc “Việt Nam ở trong trái tim tôi”, ai đã tặng Ray-mông Điêng chiếc đồng hồ?
- A. Người dân Việt Nam.
- B. Chính phủ Pháp.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- D. Các em nhỏ.
Câu 2: Trong bài đọc “Việt Nam ở trong trái tim tôi”, sự kiện chặn đoàn tàu diễn ra vào ngày nào?
- A. 23/2/1949.
B. 23/2/1950.
- C. 23/2/1951.
- D. 23/2/1952.
Câu 3: Khi viết phần mở đầu của báo cáo công việc, cần lưu ý điều gì?
A. Nêu được tên tổ chức viết báo cáo, quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm, thời gian viết báo cáo; tên báo cáo.
- B. Giới thiệu khái quát về vấn đề được báo cáo.
- C. Nêu tóm tắt những nội dung chính của báo cáo.
- D. Nêu phạm vi và đối tượng của báo cáo.
Câu 4: Đâu không phải là yêu cầu khi viết bản báo cáo về một công việc?
- A. Theo trình tự thời gian thực hiện công việc.
- B. Theo bố cục logic, khoa học và dễ hiểu.
- C. Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, súc tích và chính xác.
D. Ngôn ngữ chau chuốt, bay bổng.
Câu 5: Phần nào của báo cáo chứa thông tin về các hoạt động đã thực hiện?
- A. Phần mở đầu.
B. Phần nội dung.
- C. Phần cuối.
- D. Cả phần mở đầu và phần cuối.
Câu 6: Ý kiến đề xuất (nếu có) thường được đặt ở phần nào của báo cáo?
- A. Phần mở đầu.
B. Phần nội dung.
- C. Phần cuối.
- D. Không nên đưa vào báo cáo.
Câu 7: Theo bài đọc “Những con hạc giấy”, vì sao câu chuyện về Xa-đa-cô có sức lan tỏa mạnh mẽ?
- A. Vì em là nạn nhân nhỏ tuổi của chiến tranh.
- B. Vì em có nghị lực phi thường và là nạn nhân nhỏ tuổi của chiến tranh.
- C. Vì câu chuyện mang thông điệp về hòa bình.
D. Vì em là nạn nhân nhỏ tuổi của chiến tranh, có nghị lực phi thường và câu chuyện mang thông điệp sâu sắc về hòa bình.
Câu 8: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách lặp từ ngữ là gì?
A. Dùng một từ hoặc cụm từ xuất hiện ở câu trước lặp lại trong câu sau.
- B. Thay thế từ ngữ bằng các đại từ liên quan.
- C. Dùng các từ nối để liên kết các câu.
- D. Sử dụng dấu câu để phân cách các ý.
Câu 9: Trong đoạn văn sau, từ nào được lặp lại để tạo sự liên kết?
"Người thầy giáo không chỉ là người truyền đạt kiến thức. Thầy giáo còn là người khơi gợi niềm đam mê học hỏi trong học sinh."
- A. Người.
B. Thầy giáo.
- C. Truyền đạt.
- D. Học sinh.
Câu 10: Mục đích chính của việc thêm chi tiết mới trong kể chuyện sáng tạo là gì?
- A. Thay đổi hoàn toàn nội dung câu chuyện.
B. Làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn hơn.
- C. Tạo ra một câu chuyện hoàn toàn mới.
- D. Rút ngắn câu chuyện.
Câu 11: Việc bày tỏ cảm xúc của người kể chuyện trong kể chuyện sáng tạo có tác dụng gì?
- A. Làm cho câu chuyện trở nên khách quan hơn.
B. Tạo ra sự đồng cảm và kết nối với người đọc.
- C. Thay đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- D. Giảm tính hấp dẫn của câu chuyện.
Câu 12: Trong các câu văn sau, từ nào được lặp lại để liên kết các câu?
"Tôi rất thích đọc sách. Sách giúp tôi mở mang kiến thức."
- A. Tôi.
B. Sách.
- C. Thích.
- D. Kiến thức.
Câu 13: "Các em phải chăm chỉ học tập. Có như vậy thì _____ mới đạt được kết quả tốt." Cách điền nào tạo liên kết kém tự nhiên nhất?
A. Các em.
- B. Học sinh.
- C. Những người học sinh.
- D. Em.
Câu 14: Đâu không phải ý nghĩa mà bài thơ “Bài ca Trái Đất” muốn truyền tải?
- A. Trái đất là của tất cả trẻ em trên thế giới, không phân biệt màu da dù là trắng, vàng hay đen...
B. Hoa cỏ, trẻ em, môi trường là những điều quý giá nhất đối với trái đát.
- C. Tất cả trẻ em trên thế giới đều bình đẳng như nhau, đều trân quý như nhau.
- D. Phải lên án, chống lại chiến tranh, giữ cho trái đất luôn hòa bình, hạnh phúc.
Câu 15: Trong thần thoại Hy Lạp, biểu tượng hòa bình đầu tiên là:
- A. Chim bồ câu.
B. Cây ô liu.
- C. Vòng tròn.
- D. Chữ N, D.
Câu 16: Theo em vòng tròn với các đường thẳng để tượng trưng cho hòa bình có ý nghĩa gì?
A. Vòng tròn tượng trưng cho sự đoàn kết, còn các đường thẳng tượng trưng cho sự kết nối, thể hiện mong muốn về một thế giới hòa bình, gắn kết.
- B. Biểu tượng này dễ vẽ và dễ nhớ.
- C. Nó là một sáng tạo ngẫu nhiên của họa sĩ Hậu-tơm.
- D. Nó là một biểu tượng trừu tượng không có ý nghĩa cụ thể.
Câu 17: Việc miêu tả chi tiết bối cảnh trong kể chuyện sáng tạo có tác dụng gì?
- A. Kéo dài không cần thiết câu chuyện.
B. Tạo bối cảnh và làm nổi bật tình huống của câu chuyện.
- C. Làm lệch hướng chú ý của người đọc.
- D. Thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu chuyện.
Câu 18: Trong đoạn văn sau, có mấy cặp câu được liên kết bằng cách lặp từ?
"Tôi rất thích mùa xuân. Mùa xuân có nhiều hoa đẹp. Hoa làm cho cuộc sống tươi vui. Cuộc sống đẹp biết bao!"
- A. 1 cặp.
- B. 2 cặp.
C. 3 cặp.
- D. 4 cặp.
Câu 19: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chính trong bài thơ “Bài ca Trái Đất”?
- A. Nhân hóa.
B. Lặp.
- C. Liên tưởng.
- D. So sánh.
Câu 20: Khi viết báo cáo công việc, thứ tự trình bày thông tin thường tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
- A. Từ quan trọng đến không quan trọng.
- B. Từ mô tả đến kết quả.
- C. Từ chi tiết đến tổng quát.
D. Từ tổng quát đến chi tiết.
Bình luận