Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 8 Văn bản đọc Nói với con (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 8 Văn bản đọc Nói với con phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?
A. Y Phương
- B. Nguyễn Ngọc Ánh
- C. Tố Hữu
- D. Thạch Lam
Câu 2: Năm sinh của tác giả là khi nào?
- A. 1954
- B. 1945
C. 1948
- D. 1957
Câu 3: Quê quán của tác giả văn bản là ở đâu?
A. Cao Bằng
- B. Quảng Bình
- C. Quảng Ninh
- D. Phú Thọ
Câu 4: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả văn bản?
- A. Người hoa núi
- B. Lời chúc
- C. Đàn then
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 5: Thể loại của tác phẩm là:
A. Thơ tự do
- B. Văn học kháng chiến
- C. Các bài bình thơ
- D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 6: Thông tin sau về văn bản là đúng hay sai?
Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.
A. Đúng
- B. Sai
Câu 7: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
A. Biểu cảm
- B. Tự sự
- C. Miêu tả
- D. Nghị luận
Câu 8: Thông tin sau về tác giả văn bản là đúng hay sai?
Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.
A. Đúng
- B. Sai
Câu 9: Nhận xét sau là đúng hay sai?
Bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái phải biết yêu thương, tự hào về truyền thống của quê hương, dân tộc mình. Bài thơ ca ngợi cội nguồn gia đình, quê hương với những từ ngữ gần gũi, nhắc nhở con phát huy phẩm chất cao đẹp của quê hương để vững bước trên cuộc đời.
A. Đúng
- B. Sai
Câu 10: Nếu chia văn bản thành 2 phần thì nội dung phần 1 là gì?
A. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự giúp đỡ của cha mẹ , trong cuộc sống lao động của quê hương
- B. Lòng tự hào về sức sống bền bỉ, manh mẽ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý
- C. A và B đều đúng
- D. A vầ B đều sai
Câu 11: Nếu chia văn bản thành 2 phần thì nội dung phần 2 là gì?
- A. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự giúp đỡ của cha mẹ , trong cuộc sống lao động của quê hương
B. Lòng tự hào về sức sống bền bỉ, manh mẽ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý
- C. A và B đều đúng
- D. A vầ B đều sai
Câu 12: Cách gọi “Người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng để chỉ:
- A. Những người ở cùng một làng.
- B. Những người ở cùng xã.
- C. Những người ở cùng nhà.
D. Những người sống cùng miền đất, quê hương.
Câu 13: Nhận xét nào đúng về nhà thơ Y Phương?
- A. Thơ của ông mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.
- B. Đó là một hồn thơ thiết tha yêu mến cuộc sống nhưng cũng đầy đau đớn, giằng xé.
- C. Có phong cách triết lí và đậm chất suy tưởng.
D. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
Câu 14: Câu thơ "Người đồng mình thương lắm con ơi" (Nói với con - Y Phương) có sử dụng thành phần biệt lập nào?
A. Thành phần gọi - đáp.
- B. thành phần tình thái.
- C. Thành phần cảm thán.
- D. Thành phần phụ chú.
Câu 15: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương , gợi nhắc chúng ta điều gì ?
- A. Phải biết ơn cha mẹ
- B. Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình
- C. Phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
D. Phải có tình cảm gắn bó với truyền thống , với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Câu 16: Dòng nào không nói đúng nghệ thuật của bài thơ “Nói với con” ( Y Phương ) ?
A. Sử dụng rất nhiều từ mượn và từ láy tượng hình
- B. Sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể giàu chất thơ
- C. Có giọng điệu thiết tha , tình cảm
- D. Có bố cục chặt chẽ , hợp lí , dẫn dắt một cách tự nhiên
Câu 17: Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt- Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” được dùng theo nghĩa nào?
A. Nghĩa ẩn dụ
- B. Nghĩa thực
- C. Nghĩa so sánh
- D. Nghĩa cụ thể
Câu 18: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương đã giúp em hiểu về điều gì ?
- A. Vẻ đẹp của rừng núi
- B. Sức sống của người miền núi
- C. Tâm hồn của người miền núi
D. Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người miền núi
Câu 19: Giá trị nội dung của văn bản là gì?
- A. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình.
- B. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽvới quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
C. A và B đều đúng
- D. A vầ B đều sai
Câu 20: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?
- A. Bài thơ được làm theo thể thơ tự do phóng khoáng làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng, giọng điệu thơ trìu mến, thiết tha.
- B. Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
C. A và B đều đúng
- D. A vầ B đều sai
Xem toàn bộ: Soạn bài 8 Văn bản đọc Nói với con
Bình luận