Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 2 Thực hành tiếng việt trang 42 (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Thực hành tiếng việt trang 42 phần 2 - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Biện pháp tu từ là gì? 

  • A.  là cách thức để người viết truyền đạt thông tin, thông điệp của mình đến người khác. 
  • B. là cách sử dụng ngôn từ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ như (từ, câu văn, đoạn văn, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả trong cách diễn đạt, qua đó tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, câu chuyện, cảm xúc của tác phẩm đó. 
  • C. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt. 
  • D. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 

Câu 2: Biện pháp nói giảm nói tránh là gì?

  • A. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 
  • B. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế.
  • C. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
  • D. là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để diễn tả một sự vật, hiện tượng với mục đích tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, thô tục, bất lịch sự. 

Câu 3: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây?

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa.

  • A. Biện pháp tương phản
  • B. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • C. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • D. Biện pháp tu từ liệt kê

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau: Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.

  • A. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • B. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • C. Biện pháp tu từ liệt kê
  • D.  Biện pháp tương phản 

Câu 5: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau: Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  • A.  Biện pháp tương phản 
  • B. Biện pháp tu từ liệt kê
  • C. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • D. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Câu 6: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  • A. Khiến cho cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn, giống như một giấc ngủ.
  • B. Tạo cảm giác khiêm nhường, lịch sự đối với người nghe.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 7: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.

  • A. Khiến cho cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn, giống như một giấc ngủ.
  • B. Tạo cảm giác khiêm nhường, lịch sự đối với người nghe.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 8: Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân?

  • A. Có một người lính; Một...; Anh ngồi...
  • B. Anh...
  • C. Một ngày...
  • D. Một lần...

Câu 9: Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài Đồng dao mùa xuân?

  • A. nhấn mạnh hình ảnh người lính, những sự kiện anh gặp phải và dáng vẻ của anh và tạo nhịp điệu cho bài thơ.
  • B. tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • C. Khiến cho cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn, giống như một giấc ngủ.
  • D. Tạo cảm giác khiêm nhường, lịch sự đối với người nghe.

Câu 10: Xác định nghĩa của các từ ngữ núi xanh trong khổ thơ:

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

  • A. ngọn núi vào mùa xuân.
  • B. ngọn núi màu xanh.
  • C. ngọn núi có nhiều cây cối màu xanh bao phủ.
  • D. tất cả những ý trên đều sai.

Câu 11: Xác định nghĩa của các từ ngữ máu lửa trong khổ thơ:

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

  • A. chiến tranh, bom đạn.
  • B. trận hỏa hoạn.
  • C. hòa bình.
  • D. đổi mới.

Câu 12: Từ "tuổi xuân" có thể hiểu như thế nào?

  • A. ngày mùa xuân.
  • B. tuổi trẻ, nhiều hy vọng phía trước.
  • C. đồng dao về mùa xuân.
  • D. tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 13: Khi nào không nên nói giảm nói tránh?

  • A. Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa
  • B. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
  • C. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật.
  • D. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.

Câu 14: Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh?

  • A. Nó đang ngủ ngon lành thật
  • B. Dạo này nó lười học quá!
  • C. Cô ấy xinh quá nhỉ!
  • D. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm!

Câu 15: Khi nào nên nói giảm nói tránh?

  • A. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
  • B. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
  • C. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật.
  • D. Khi sự việc được nói tới không được lịch sự, dễ chịu

Câu 16: Học lỏm có nghĩa là?

  • A. nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
  • B. học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.
  • C.học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
  • D. tìm tòi, hỏi han để học tập.

Câu 17: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

  • A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
  • B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
  • D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 18:  Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 19: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

  • A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  • B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  • C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 20: Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?

  • A. Không
  • B. Có
  • C. Vừa có vừa không
  • D. Vào

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác