Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 39: Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 39: Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung đúng khi nói về sự tạo giao tử ở người là

  • A. Người nữ tạo ra hai loại trứng là X và Y.
  • B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X.
  • C. Người nữ chỉ tạo ra một loại trứng Y.
  • D. Người nam tạo ra 2 loại tinh trùng là X và Y.

Câu 2: Ở đa số các loài thú, giới tính được xác định ở thời điểm nào?

  • A. Sau khi thụ tinh, do tinh trùng quyết định.
  • B. Trước khi thụ tinh, do trứng quyết định.
  • C. Trong khi thụ tinh.
  • D. Sau khi thụ tinh do môi trường quyết định.

Câu 3: NST thường và NST giới tính khác nhau ở

1. Số lượng trong tế bào.

2. Khả năng phân li trong phân bào.

3. Hình thái và chức năng.

Phát biểu đúng là:

  • A. 2.
  • B. 1,2.
  • C. 1,3.
  • D. 2,3.

Câu 4: Ai là người phát hiện hiện tượng di truyền liên kết?

  • A. Morgan.
  • B. Mendel.
  • C. Darwin.
  • D. Lamarck.

Câu 5: Di truyền liên kết là

  • A. hiện tượng các tính trạng được quy định bởi các gene cùng nằm trên một nhiễm sắc thể có xu hướng di truyền cùng nhau.
  • B. hiện tượng nhóm gene được di truyền cùng nhau, quy định một tính trạng.
  • C. hiện tượng nhiều gene không allele cùng nằm trên 1 NST.
  • C. hiện tượng các tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gene trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

Câu 6: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gene là

  • A. làm tăng biến dị tổ hợp.
  • B. làm phong phú, đa dạng ở sinh vật.
  • C. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
  • D. làm tăng xuất hiện kiểu gene nhưng hạn chế kiểu hình.

Câu 7: Morgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về:

  • A. màu hạt và hình dạng vỏ hạt.
  • B. hình dạng và vị của quả.
  • C. màu sắc của thân và độ dài của cánh.
  • D. màu hoa và kích thước của cánh hoa.

Câu 8: Đối tượng chủ yếu được Morgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gene, hoán vị gene và di truyền liên kết với giới tính là

  • A. bí ngô.
  • B. cà chua.
  • C. ruồi giấm.
  • D. đậu Hà Lan.

Câu 9: Loài nào sau đây không có cặp nhiễm sắc thể giới tính?

  • A. Ruồi giấm.
  • B. Người.
  • C. Đậu Hà Lan.
  • D. Ong.

Câu 10: Chức năng của NST giới tính là

  • A. Điều khiển tổng hợp protein cho tế bào
  • B. Nuôi dưỡng cơ thể
  • C. Xác định giới tính
  • D. Tổng hợp chất hữu cơ.

Câu 11: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là

  • A. XX ở nữ và XY ở nam.
  • B. XX ở nam và XY ở nữ.
  • C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX .
  • D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.

Câu 12: Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so với cánh ngắn. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh ngắn được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh ngắn thu được tỉ lệ

  • A. 4 xám, dài : 1 đen, ngắn.
  • B. 3 xám, dài : 1 đen, ngắn.
  • C. 2 xám, dài : 1 đen, ngắn.
  • D. 1 xám, dài : 1 đen, ngắn.

Câu 13: Ý nghĩa của liên kết gene là

(1) Hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

(2) Làm tăng các biến dị tổ hợp.

(3) Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.

(4) Dùng để lập bản đồ gene.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 14: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gene liên kết ở mỗi loài thường bằng với

  • A. số tính trạng của loài.
  • B. số nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
  • C. số nhiễm sắc thể đơn bội của loài.
  • D. số kiểu giao tử của loài.

Câu 15: Câu có nội dung đúng khi nói về sự tạo giao tử ở người là:

  • A. Người nữ tạo ra hai loại trứng là X và Y.
  • B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X.
  • C. Người nữ chỉ tạo ra một loại trứng Y.
  • D. Người nam tạo ra 2 loại tinh trùng là X và Y.

Câu 16: Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là

  • A. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh
  • B. sự phân li cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân.
  • C. sự tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình thụ tinh.
  • D. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình nguyên phân và thụ tinh.

Câu 17: Trong số những câu sau, câu nào là sai?

  • A. Tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh xấp xỉ là 1:1.
  • B. Có một loại trứng được tạo thành thông qua quá trình giảm phân.
  • C. Có hai loại tinh trùng được tạo thành thông qua quá trình giảm phân.
  • D. Việc sinh con trai hay gái là do người mẹ quyết định.

Câu 18: Chọn phát biểu đúng.

  • A. NST thường và NST giới tính đều có khả năng nhân đôi, phân li, tổ hợp và biến đổi hình thái trong quá trình phân bào.
  • B. NST thường và NST giới tính luôn tồn tại thành từng cặp.
  • C. NST chỉ có ở động vật.
  • D. Cặp NST giới tính ở giới cái tồn tại thành cặp tương đồng còn ở giới đực thì không.

Câu 19: Ở một loài thực vật, A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả đỏ, b quy định quả vàng. Hai cặp gene này cùng nằm trên 1 cặp NST thường, giảm phân không xảy ra hoán vị gene. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây không cho tỉ lệ kiểu hình lần lượt là 1:2:1

  • A. Ab/aB x Ab/aB.
  • B. AB/ab x Ab/aB.
  • C. Ab/ab x aB/ab.
  • D. Ab/aB x aB/ab.

Câu 20: Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gene Ab/aB Dd  x Ab/aB Dd  . Cho biết, mỗi gene quy định một tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn, mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái là hoàn toàn giống nhau. Kết quả nào dưới đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình lặn 3 tính trạng ở đời con?

  • A. 1,5625%.  
  • B. l,6525%  
  • C. 1,1250%.  
  • D. 2,2500%.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác