Trắc nghiệm địa 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (P2)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
Câu 1: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?
- A. Đá mẹ.
B. Khí hậu.
- C. Thời gian.
- D. Con người.
Câu 2: Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?
- A. Nông nghiệp.
- B. Lâm nghiệp,
C. Ngư nghiệp.
- D. Công nghiệp.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng vói hoạt động của các nhân tố hình thành đất?
- A. Không đồng thời tác động.
- B. Tác động theo các thứ tự.
C. Có mối quan hệ với nhau.
- D. Không ảnh hưởng nhau.
Câu 4: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá?
- A. độ ẩm.
- B. độ rắn.
C. độ phì.
- D. nhiệt độ.
Câu 5: Thổ nhưỡng là
A. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- B. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa - nơi con người sinh sống.
- C. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa và đại dương.
- D. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa.
Câu 6: Nhân tố nào sau đây quyết định thành phần khoáng vật của đất ?
A. Đá mẹ.
- B. Khí hậu.
- C. Sinh vật.
- D. Địa hình.
Câu 7: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua
- A. độ ẩm và lượng mưa.
- B. lượng bức xạ và lượng mưa.
C. nhiệt độ và độ ẩm.
- D. nhiệt độ và nắng.
Câu 8: Nhân tố vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa gián tiếp đến sự hình thành đất là
- A. đá mẹ.
B. khí hậu
- C. sinh vật.
- D. địa hình.
Câu 9: Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua
- A. ánh sáng.
- B. nước.
C. lớp phủ thực vật.
- D. nhiệt độ.
Câu 10: Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố
A. đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, con người.
- B. khí hậu, đất, sinh vật, địa hình, con người.
- C. đá mẹ, sông ngòi, sinh vật, địa hình, con người.
- D. khí hậu, sinh vật, địa hình, con người, khoáng sản.
Câu 11: Qúa trình nào sau đây tạo nên đặc điểm đất ở miền đồng bằng
- A. Thối mòn.
- B. Vận chuyển.
C. Bồi tụ.
- D. Bóc mòn.
Câu 12: Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do
- A. trên núi cao áp suất không khí nhỏ.
B. nhiệt độ thấp nên phong hoá chậm.
- C. lượng mùn ít, nghèo nàn.
- D. độ ẩm quá cao, mưa nhiều.
Câu 13: Ở nơi địa hình dốc, tầng đất thường
A. mỏng, dễ xói mòn.
- B. bạc màu, ít chất dinh dưỡng.
- C. dày do bồi tụ.
- D. dày, giàu chất dinh dưỡng.
Câu 14: Tác động đầu tiên của nhiệt và ẩm đến quá trình hình thành của đất là
A. làm cho đá gốc bị phá huỷ thành những sản phẩm phong hoá.
- B. làm cho đất giàu chất dinh dưõng hơn.
- C. làm cho đất ẩm, tơi xốp hơn.
- D. làm cho đất có khả năng chống xói mòn tốt hơn.
Câu 15: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là
- A. đá mẹ.
- B. khí hậu
C. sinh vật.
- D. địa hình
Câu 16: So với miền núi thì miền đồng bằng thường có
- A. Tầng đất mỏng hơn và cũng ít chất dinh dưỡng hơn.
- B. Tầng đất mỏng hơn nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn.
- C. Tầng đất dày hơn nhưng nghèo chất dinh dưỡng hơn.
D. Tầng đất dày hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Câu 17: Các địa quyển có sự tiếp xúc với thổ nhưỡng quyển là
- A. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển , thủy quyển.
B. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
- C. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển.
- D. Thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.
Câu 18: Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào dưới đây làm thay đổi tinh chất đất nhiều nhất ?
- A. Cày bừa
- B. Làm cỏ
C. Bón phân
- D. Gieo hạt
Câu 19: Vùng có tuổi đất già nhất là
A. nhiệt đới.
- B. cực.
- C. ôn đới.
- D. cận cực.
Câu 20: Vùng có tuổi đất trẻ nhất là
- A. nhiệt đới.
B. cực.
- C. ôn đới.
- D. chí tuyến.
Bình luận