Tắt QC

Trắc nghiệm địa lý 10 kết nối bài 40 Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 40 Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhận định nào sau đây không phải nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam?

  • A. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.
  • B. Phát triển đảm bảo sự công bằng nhu cầu thế hệ hiện tại và tương lai.
  • C. Giảm phát thải chất khí vào môi trường (nước, đất).
  • D. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

Câu 2: Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do

  • A. thiên tai cực đoan.
  • B. ô nhiễm nước biển.
  • C. hiệu ứng nhà kính.
  • D. mưa acid, băng tan.

Câu 3: Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai gọi là

  • A. sự phát triển bền vững.
  • B. định hướng phát triển bền vững.
  • C. mục tiêu phát triển bền vững.
  • D. giải pháp phát triển bền vững.

Câu 4: Biện pháp giải quyết vấn đề môi trường không phải là

  • A. chấm dứt chạy đua vũ trang.
  • B. xoá bỏ đói nghèo ở các nước.
  • C. tăng cường khai thác tài nguyên.
  • D. chấm dứt tình trạng khủng bố.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về vấn đề môi trường?

  • A. Sự phát triển khoa học kĩ thuật là nguyên nhân ô nhiễm môi trường.
  • B. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.
  • C. Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
  • D. Giải quyết vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học.

Câu 6: Hiện tượng thủng tầng ôdôn ngày càng nghiêm trọng do

  • A. khói, bụi nhà máy.
  • B. chất thải sinh hoạt.
  • C. chất thải khí CO2.
  • D. hiệu ứng nhà kính.

Câu 7: Diện tích rừng ở nhiều quốc gia ngày càng bị thu hẹp do

  • A. khai thác rừng quá mức.
  • B. lập các khu bảo tồn.
  • C. khai thác gỗ sản xuất.
  • D. quá trình đô thị hoá.

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thủng tầng ôdôn là do

  • A. việc phát thải các khí gây hại trong sản xuất và sinh hoạt của con người.
  • B. hoạt động phun trào của núi lửa, trong tự nhiên xuất hiện nhiều thiên tai.
  • C. tác động của các trận bão lớn, áp thấp nhiệt đới và hoạt động sản xuất.
  • D. sự suy giảm diện tích rừng, phát triển nông nghiệp xanh, khai thác than.

Câu 9: Phát triển bền vững được tiến hành trên các phương diện

  • A. bền vững xã hội, kinh tế, tài nguyên.
  • B. bền vững môi trường, xã hội, dân cư.
  • C. bền vững xã hội, kinh tế, môi trường.
  • D. bền vững kinh tế, môi trường, văn hóa.

Câu 10: Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là

  • A. trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.
  • B. sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.
  • C. nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
  • D. ít phát tán khí thải so với các nước khác.

Câu 11: Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?

  • A. Luân Đôn.
  • B. Rio de Janero.
  • C. La Hay.
  • D. New York.

Câu 12: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến suy thoái, ô nhiễm môi trường?

  • A. Đông dân, kinh tế còn phụ thuộc tự nhiên.
  • B. Sử dụng máy móc cũ kĩ, công nghệ lạc hậu.
  • C. Hệ thống pháp luật về môi trường còn hạn chế.
  • D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 13:  Dấu hiệu nào sau đây không phải là sự biểu hiện sự mất cân bằng sinh thái môi trường?

  • A. Lỗ thủng tầng ô dôn.
  • B. Gia tăng hạn hán, lũ.
  • C. Nhiệt độ Trái Đất tăng.
  • D. Cạn kiệt khoáng sản.

Câu 14: Chất lượng cuộc sống thể hiện ở tất cả các khía cạnh

  • A. vật chất, y tế, an ninh.
  • B. thu nhập, giáo dục, sức khoẻ.
  • C. vật chất, tinh thần, môi trường.
  • D. kinh tế, giáo dục, an ninh.

Câu 15: Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do

  • A. đất bị rửa trôi xói mòn.
  • B. hoạt động kinh tế kém.
  • C. đốt rừng làm nương, rẫy.
  • D. thiếu công trình thuỷ lợi.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về vấn đề môi trường?

  • A. Giải quyết vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học.
  • B. Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
  • C. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.
  • D. Sự phát triển khoa học kĩ thuật là nguyên nhân ô nhiễm môi trường.

Câu 17: Việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người, không phải vì

  • A. tài nguyên tự nhiên phân bố không đều.
  • B. các phản ứng dây chuyền ở môi trường.
  • C. môi trường là không thể chia cắt được.
  • D. quy luật tuần hoàn vật chất, năng lượng.

Câu 18: Phát triển bền vững là bảo đảm cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong

  • A. môi trường sống lành mạnh.
  • B. xã hội đảm bảo sự ổn định.
  • C. tình hình an ninh toàn cầu tốt.
  • D. nền kinh tế tăng trưởng cao.

Câu 19: Xanh hóa trong sản xuất không có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Mở rộng các khu kinh tế, vùng kinh tế.
  • B. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
  • C. Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn.
  • D. Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số.

Câu 20: Nhận định nào sau đây đúng với tăng trưởng xanh?

  • A. Tăng phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • B. Giảm năng lực cạnh tranh do áp dụng khoa học - công nghệ.
  • C. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phát triển nông nghiệp.
  • D. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.

Câu 21: Mô hình định hướng của tăng trưởng xanh là

  • A. thúc đẩy sự phát triển cac-bon ở mức trung bình và tiến bộ xã hội.
  • B. tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế mới, nguồn tài nguyên.
  • C. đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho các thế hệ sau.
  • D. tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới và hóa thạch.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác