Trắc nghiệm địa lý 10 kết nối bài 6 Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 6 Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?
A. Cấu tạo địa chất, độ dày.
- B. Sự phân chia của các tầng.
- C. Đặc tính vật chất, độ dẻo.
- D. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá.
Câu 2: Vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo thường là vùng nào?
- A. Bất ổn của Trái Đất.
- B. Có nền kinh tế phát triển.
- C. Có khí hậu khắc nghiệt.
D. Tài nguyên hải sản phong phú.
Câu 3: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
- A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.
- B. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.
- C. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.
D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.
Câu 4: Dãy Himalaya được hình thành do đâu?
- A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương.
- B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á.
C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á.
- D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á.
Câu 5: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là
- A. Sinh quyển.
- B. Khí quyển.
- C. Thủy quyển.
D. Thạch quyển.
Câu 6: Dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do đâu?
- A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
- B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
C. Mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
- D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
Câu 7: Sự hình thành của dãy núi trẻ Rôc-ki ở Bắc Mĩ do tác động của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
- A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na-xca.
- B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu-Á.
- C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Phi.
D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.
Câu 8: Phân ra thành vỏ lục địa và vỏ đại dương là dựa vào yếu tố nào?
- A. Đặc tính vật chất.
- B. Cấu tạo địa chất, độ dày.
C. Có sự phân chia thành các tầng.
- D. Có sự phân chia thành các bộ phận.
Câu 9: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng
- A. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.
- B. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.
- C. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.
D. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
- A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
- B. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
- C. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.
D. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.
Câu 11: Thạch quyển bao gồm các bộ phận nào?
- A. Lớp vỏ Trái Đất.
- B. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- C. Lớp Manti.
D. Lớp vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti.
Câu 12: Tại sao lại có chuỗi hồ ở cao nguyên Đông Phi?
- A. Vận động nâng lên.
- B. Khúc uốn của sông.
- C. Vùng trũng của địa hình.
D. Các vận động đứt gãy, tách giãn.
Câu 13: Mảng kiến tạo không phải là
- A. Chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.
B. Luôn luôn đứng yên không di chuyển.
- C. Những bộ phận lớn của đáy đại dương.
- D. Bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
Câu 14: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng nào?
A. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
- B. Nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.
- C. Nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.
- D. Nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.
Câu 15: Mảng Na - xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ đã hình thành dãy núi trẻ nào sau đây?
- A. Dãy Cooc - đi - e.
- B. Dãy Côn Lôn.
- C. Dãy Hindu Kush.
D. Dãy An - đet.
Câu 16. Thạch quyển có độ sâu đến khoảng
- A. 5 km.
- B. 50 km.
- C. 70 km.
D. 100 km.
Câu 17: Trong cấu trúc của Trái Đất, có độ dày lớn nhất là
- A. lớp vỏ Trái Đất.
- B. thạch quyển.
- C. lớp Manti.
D. nhân Trái Đất.
Câu 18: Lớp Manti trên có đặc điểm nào sau đây?
- A. Ở trạng thái lỏng.
- B. Dày khoảng 3470 km.
C. Ở trạng thái quánh dẻo.
- D. Vật chất chủ yếu là niken, sắt.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không đúng về lớp Manti trên?
- A. Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.
- B. Rất đậm đặc.
- C. Ở trạng thái quánh dẻo.
D. Ở trạng thái rắn.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không đúng với đặc điểm của Thạch quyển?
A. Chiếm 68,5% khối lượng của Trái Đất.
- B. Có độ sâu đến khoảng 100 km.
- C. Là lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất.
- D. Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.
Câu 21: Nội dung nào sau đây đúng với đặc điểm của Thạch quyển?
- A. Chiếm 68,5% khối lượng của Trái Đất.
B. Có độ sâu đến khoảng 100 km.
- C. Là lớp vỏ cứng dưới vỏ Trái Đất.
- D. Có độ dày dao động từ 5- 70 km.
Bình luận