Tắt QC

Trắc nghiệm địa lý 10 kết nối bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do đâu?

  • A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông.
  • B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi.
  • D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục. 

Câu 2: Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

  • A. Ngày dài hơn đêm.
  • B. Toàn ngày hoặc đêm.
  • C. Đêm dài hơn ngày.
  • D. Ngày đêm bằng nhau.

Câu 3: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Từ 21/3 đến 22/6.
  • B. Từ 21/3 đến 23/9.
  • C. Từ 23/9 đến 21/3.
  • D. Từ 23/9 đến 22/12.

Câu 4: Việt Nam nằm trong múi giờ số

  • A. 6.
  • B. 4.
  • C. 7.
  • D. 5.

Câu 5: Nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?

  • A. 13 giờ ngày 15 - 2.
  • B. 13 giờ ngày 14 - 2.
  • C. 23 giờ ngày 15 - 2.
  • D. 23 giờ ngày 14 - 2.

Câu 6: Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo

  • A. Biên giới quốc gia.
  • B. Điểm cực đông.
  • C. Vị trí của thủ đô.
  • D. Kinh tuyến giữa.

Câu 7: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do đâu?

  • A. Trái Đất tự quanh quanh trục.
  • B. Trục Trái Đất nghiêng.
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
  • D. Trái Đât có dạng hình khối cầu.

Câu 8: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?

  • A. Chí tuyến Bắc.
  • B. Vòng cực.
  • C. Xích đạo.
  • D. Chí tuyến Nam.

Câu 9: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?

  • A. Múi giờ số 0.
  • B. Múi giờ số 6.
  • C. Múi giờ số 12.
  • D. Múi giờ số 18.

Câu 10: Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

  • A. Vòng cực.
  • B. Chí tuyến.
  • C. Cực.
  • D. Xích đạo.

Câu 11: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian bao nhiêu?

  • A. Một ngày đêm.
  • B. Một năm.
  • C. Một mùa.
  • D. Một tháng.

Câu 12: Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?

  • A. Xích đạo.
  • B. Chí tuyến.
  • C. Cực.
  • D. Vòng cực.

Câu 13: Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đổi ngày. Đối tượng đó là

  • A. Kinh tuyến 180 độ.
  • B. Bán cầu Tây.
  • C. Bán cầu Đông.
  • D. Kinh tuyến 0 độ.

Câu 14: Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây?

  • A. Các mùa trong năm.
  • B. Sự luân phiên ngày, đêm.
  • C. Chuyển động biểu kiến hằng năm.
  • D. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Câu 15: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn ngày?

  • A. Chí tuyến Nam.
  • B. Xích đạo.
  • C. Vòng cực.
  • D. Chí tuyến Bắc.

Câu 16. Đâu không phải là ngày khởi đầu cho bốn mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc?

  • A. xuân phân.
  • B. hạ chí
  • C. đông phân.
  • D. thu phân.

Câu 17. Ngày Hạ chí 22/6 là ngày

  • A. Nam bán cầu nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất.
  • B. Bắc bán cầu được chiếu sáng ít nhất.
  • C. Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất.
  • D. Nam bán cầu được chiếu sáng nhiều nhất.

Câu 18. Ngày thu phân ở Bắc bán cầu là ngày

  • A. 22/12.
  • B. 23/9.
  • C. 22/6.
  • D. 21/3.

Câu 19. Ngày 21/3 ở Bắc bán cầu là ngày

  • A. đông chí.
  • B. thu phân.

  • C. hạ chí.
  • D. xuân phân.

Câu 20. Ngày đông chí ở Bắc bán cầu là ngày

  • A. 22/12.
  • B. 23/9.
  • C. 22/6.
  • D. 21/3.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác