Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế là

  • A. dân số học, đô thị học.
  • B. khí hậu học, địa chất.
  • C. môi trường, tài nguyên.
  • D. nông nghiệp, du lịch.

Câu 2: Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề nào sau đây?

  • A. Quản lí đất đai.
  • B. Quản lí xã hội.
  • C. Kĩ sư nông nghiệp.
  • D. Bảo vệ môi trường.

Câu 3: Kiến thức về địa lí tổng hợp không định hướng ngành nghề nào sau đây?

  • A. Điều tra địa chất.
  • B. Quản lí đất đai.
  • C. Kĩ sư trắc địa.
  • D. Quản lí xã hội.

Câu 4: Môn Địa lí không có vai trò nào sau đây?

  • A. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
  • B. Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực địa lí cho người học.
  • C. Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh ta.
  • D. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.

Câu 5: Kiến thức địa lí kinh tế - xã hội định hướng nhóm ngành nghề nào sau đây?

  • A. Dịch vụ, khí hậu học.
  • B. Du lịch, địa chất học.
  • C. Thương mại, tài chính.
  • D. Kĩ sư trắc địa, bản đồ.

Câu 6: Môn Địa lí được học ở

  • A. tất cả các cấp học phổ thông.
  • B. cấp trung học, chuyển nghiệp.
  • C. cấp tiểu học, trung học cơ sở.
  • D. tất cả các môn học ở tiểu học.

Câu 7: Môn Địa lí không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Môn Địa lí có tính tích hợp.
  • B. Chuyên nghiên cứu về trái đất.
  • C. Bao gồm ba mạch địa lí chính.
  • D. Là nhóm môn khoa học xã hội.

Câu 8: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư là

  • A. khí hậu học, địa chất.
  • B. nông nghiệp, du lịch.
  • C. môi trường, tài nguyên.
  • D. dân số học, đô thị học.

Câu 9: So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?

  • A. Được học ở tất cả các cấp học.
  • B. Mang tính độc lập và khác biệt.
  • C. Địa lí mang tính chất tổng hợp.
  • D. Chỉ được học ở trung học cơ sở.

Câu 10: Địa lí học gồm có

  • A. bản đồ học và kinh tế - xã hội.
  • B. địa lí tự nhiên và bản đồ học.
  • C. kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên.
  • D. kinh tế đô thị và địa chất học.

Câu 11: Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?

  • A. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.
  • B. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
  • C. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.
  • D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?

  • A. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo.
  • B. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí.
  • C. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế.
  • D. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,…).

Cau 13: Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ

  • A. khoa học trái đất.
  • B. khoa học địa lí.
  • C. khoa học xã hội.
  • D. khoa học vũ trụ.

Câu 14: Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?

  • A. Kinh tế vĩ mô.
  • B. Xã hội học.
  • C. Khoa học xã hội.
  • D. Khoa học tự nhiên.

Câu 15: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí

  • A. Được phân bố ở các vùng khác nhau.
  • B. Trên một đơn vị lãnh thổ hành chính.
  • C. Được sắp xếp thứ tự theo thời gian.
  • D. Trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 16: Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?

  • A. Hải cảng.
  • B. Dòng biển.
  • C. Luồng di dân.
  • D. Hướng gió.

Câu 17: Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?

  • A. Bản đồ - biểu đồ.
  • B. Chấm điểm.
  • C. Kí hiệu.
  • D. Kí hiệu theo đường.

Câu 18: Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?

  • A. Tượng hình.
  • B. Hình học.
  • C. Điểm.
  • D. Chữ.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?

  • A. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng.
  • B. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng.
  • C. Xác định được vị trí của đối tượng.
  • D. Thể hiện được quy mô của đối tượng.

Câu 20: Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng:

  • A. Thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lý.
  • B. Thể hiện được động lực phát triển của các đối tượng.
  • C. Thể hiện sự phân bố của đối tượng riêng lẻ, dường như tác ra với các đối tượng khác.
  • D. Các đáp án trên đều đúng.

Câu 21: Trong phương pháp kí hiệu, đế phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí , nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triến, người ta sứ dụng / cùng một kí hiệu nhưng khác nhau về

  • A. Màu sắc.       
  • B. Diện tích (độ to nhó),
  • C. Nét vẽ.
  • D. Cả 3 cách trên.

Câu 22: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng được biểu hiện bằng phương pháp chuyển động đó là:

  • A. Hướng gió, các dãy núi.
  • B. Dòng sông, dòng biển.
  • C. Hướng gió, dòng biển.
  • D. Các ý trên đều đúng.

Câu 23: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

  • A. Phân bố theo luồng di chuyển.
  • B. Phân bố phân tán, lẻ tẻ.
  • C. Phân bố theo những điểm cụ thể.
  • D. Phân bố thanh từng vùng.

Câu 24: Phương pháp kí hiệu là:

  • A. Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
  • B. Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội.
  • C. Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.
  • D. Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó 

Câu 25: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:

  • A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu
  • B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu
  • C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu
  • D. Sự khác nhau về độ nét kí hiệu

Câu 26: Kí hiệu hình học dùng để biểu thị các đối tượng như thế nào?

  • A. Sắt, than, croom, kim cương,....
  • B. Apatit, niken, thủy ngân
  • C. Rừng nhiệt đới, cây lúa, ...
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 27: Để thể hiện các mỏ than trên bản đồ chúng ta thường dùng phương pháp nào?

  • A. Kí hiệu đường chuyển động
  • B. Vùng phân bố
  • C. Kí hiệu
  • D. Chấm điểm

Câu 28: Trong các đối tượng địa lí dưới đây đối tượng nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trên bản đồ ?

  • A. Đường giao thông.
  • B. Mỏ khoáng sản.
  • C. Sự phân bố dân cư.
  • D. Lượng khách du lịch tới.

Câu 29: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:

  • A. Các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá.
  • B. Biên giới, đường giao thông.
  • C. Các luồng di dân, các luồng vận tải.
  • D. Các nhà máy, đường giao thông.

Câu 30: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do đâu?

  • A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông.
  • B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi.
  • D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục. 

Câu 31: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có đặc điểm gì?

  • A. Độ dày lớn hơn, không có tầng granit.
  • B. Độ dày nhỏ hơn, có tầng granit.
  • C. Độ dày lớn hơn, có tầng granit.
  • D. Độ dày nhỏ hơn, không có tầng granit.

Câu 32: Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở đâu?

  • A. trên các lục địa.
  • B. giữa các đại dương.
  • C. các vùng gần cực.
  • D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.

Câu 33: Đặc điểm nào không phải của lớp nhân Trái Đất?

  • A. Có độ dày lớn nhất, nhiệt độ và áp suất lớn nhất.
  • B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng.
  • C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn.
  • D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong.

Câu 34: Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?

  • A. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất.
  • B. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.
  • C. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.
  • D. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?

  • A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.
  • B. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
  • C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
  • D. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.

Câu 36: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào?

  • A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
  • B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.
  • C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
  • D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.

Câu 37: Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có sự phát sinh và phát triển là nhờ vào sự tự quay và ở vị trí

  • A. Quá gần so với Mặt Trời.
  • B. Hợp lí so với Mặt Trời.
  • C. Quá xa so với Mặt Trời.
  • D. Vừa phải so với Mặt Trời.

Câu 38: Thiên thể nào sau đây hiện nay không được công nhận là hành tinh của Hệ Mặt Trời?

  • A. Thiên Vương tinh.
  • B. Diêm Vương tinh.
  • C. Kim tinh.
  • D. Thổ tinh.

Câu 39: Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là

  • A. định vị.
  • B. định tính.
  • C. định lượng.
  • D. định luật.

Câu 40: Các nhà máy điện thường được biểu hiện bằng phương pháp

  • A. bản đồ - biểu đồ.
  • B. đường chuyển động.
  • C. kí hiệu.
  • D. chấm điểm.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác