Tắt QC

Trắc nghiệm địa lý 10 kết nối bài 15 Sinh quyển

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 15 Sinh quyển - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khoảng vài chục mét ở phía trên bề mặt đất là có thực vật sinh sống, do có

  • A. ánh sáng, khí, nước, chất dinh dưỡng.
  • B. ánh sáng, khí, nguồn nước, nhiệt độ.
  • C. chất dinh dưỡng, không khí và nước.
  • D. chất dinh dưỡng, nước và ánhh sáng.

Câu 2: Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa?

  • A. Rừng nhiệt đới ẩm.
  • B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
  • C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
  • D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 3: Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới lục địa (lạnh)?

  • A. Rừng lá kim.
  • B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
  • C. Rừng nhiệt đới ẩm.
  • D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 4: Yếu tố nào sau đây tạo nên các vành đai phân bố thực vật?

  • A. Độ dốc.
  • B. Hướng sườn.
  • C. Độ cao.
  • D. Hướng nghiêng.

Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?

  • A. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
  • B. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
  • C. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
  • D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

Câu 6: Yếu tố khí hậu nào sau đây không ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

  • A. Nước.
  • B. Ánh sáng.
  • C. Độ ẩm.
  • D. Nhiệt độ.

Câu 7: Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là

  • A. độ ẩm.
  • B. thức ăn.
  • C. nơi sống.
  • D. nhiệt độ.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?

  • A. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
  • B. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
  • C. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.
  • D. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.

Câu 9: Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới ôn hoà?

  • A. Rừng lá kim.
  • B. Rừng lá rộng.
  • C. Đài nguyên.
  • D. Thảo nguyên.

Câu 10: Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất?

  • A. Địa hình.
  • B. Khí hậu.
  • C. Sinh vật.
  • D. Thổ nhưỡng.

Câu 11: Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố các vành đai thực vật thông qua

  • A. độ ẩm và lượng mưa.
  • B. lượng mưa và gió.
  • C. nhiệt độ và độ ẩm.
  • D. độ ẩm và khí áp.

Câu 12: Yếu tố nào sau đây không có tác động tới sự phát triển và phân bố sinh vật?

  • A. Con người.
  • B. Khí hậu.
  • C. Địa hình.
  • D. Đá mẹ.

Câu 13: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới lạnh?

  • A. Đài nguyên.
  • B. Rừng lá rộng.
  • C. Rừng lá kim.
  • D. Thảo nguyên.

Câu 14: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật?

  • A. Hướng sườn.
  • B. Độ cao.
  • C. Hướng nghiêng.
  • D. Độ dốc.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật?

  • A. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.
  • B. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
  • C. Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không được phát triển.
  • D. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống một môi trường.

Câu 16: Nhân tố đất ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật thông qua

  • A. Đặc tính lí, hóa của đất.
  • B. Tầng đất mỏng hay dày.
  • C. Màu sắc của đất.
  • D. Kích thước hạt đất và độ mềm, cứng.

Câu 17: Nhân tố địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của thực vật ở vùng núi thông qua

  • A. Đặc điểm bề mặt địa hình.
  • B. Độ cao và hướng các dãy núi.
  • C. Độ dốc địa hình.
  • D. Độ cao và hướng sườn.

Câu 18: Yếu tố quyết định tới quá trình quang hợp của cây xanh là

  • A. Ánh sáng
  • B. Nhiệt độ
  • C. Nước và độ ẩm
  • D. Độ cao địa hình

Câu 19: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất? 

  • A. Con người đã thu hẹp diện tích rừng làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật. 
  • B. Con người đã biết lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật. 
  • C. Con người đã di cư các loại cây trồng và vật nuôi làm thay đổi sự phân bố nguyên thủy. 
  • D. Con người tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc. 

Câu 20: Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật là

  • A. Khí hậu
  • B. Đất
  • C. Địa hình
  • D. Bản thân sinh vật 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác