Trắc nghiệm địa lý 10 kết nối bài 4 Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 4 Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Điểm khác nhau về cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương là gì?
A. Lớp vỏ lục địa dày hơn vỏ đại dương
B. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit
- C. Lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn hơn lớp vỏ lục địa
- D. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng trầm tích
Câu 2: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có đặc điểm gì?
- A. Độ dày lớn hơn, không có tầng granit.
- B. Độ dày nhỏ hơn, có tầng granit.
- C. Độ dày lớn hơn, có tầng granit.
D. Độ dày nhỏ hơn, không có tầng granit.
Câu 3: Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở đâu?
- A. trên các lục địa.
- B. giữa các đại dương.
- C. các vùng gần cực.
D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Câu 4: Đặc điểm nào không phải của lớp nhân Trái Đất?
- A. Có độ dày lớn nhất, nhiệt độ và áp suất lớn nhất.
- B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng.
C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn.
- D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong.
Câu 5: Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?
- A. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất.
- B. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.
- C. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.
D. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?
A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.
- B. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
- C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
- D. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.
Câu 7: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào?
- A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
- B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.
C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
- D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.
Câu 8: Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có sự phát sinh và phát triển là nhờ vào sự tự quay và ở vị trí
- A. Quá gần so với Mặt Trời.
- B. Hợp lí so với Mặt Trời.
- C. Quá xa so với Mặt Trời.
D. Vừa phải so với Mặt Trời.
Câu 9: Thiên thể nào sau đây hiện nay không được công nhận là hành tinh của Hệ Mặt Trời?
- A. Thiên Vương tinh.
B. Diêm Vương tinh.
- C. Kim tinh.
- D. Thổ tinh.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích?
- A. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
B. Phân bố thành một lớp liên tục.
- C. Có nơi mỏng, nơi dày.
- D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
Câu 11: Đặc điểm nào đúng với đặc điểm của lớp nhân Trái Đất?
- A. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nhẹ.
- B. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn và quánh dẻo.
- C. Có độ dày nhỏ nhất nhưng nhiệt độ và áp suất lớn nhất.
D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong.
Câu 12: Đặc điểm của lớp Manti dưới là
- A. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
- B. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
C. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.
- D. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về Vũ trụ?
- A. Là khoảng không gian vô tận chứa các ngôi sao.
- B. Là khoảng không gian vô tận chứa các hành tinh.
- C. Là khoảng không gian vô tận chứa các vệ tinh.
D. Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
Câu 14: Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong gồm các lớp nào?
- A. Lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
B. Lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
- C. Lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
- D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân.
Câu 15: Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ
- A. Bắc đến Nam.
- B. Đông sang Tây.
C. Tây sang Đông.
- D. Nam đến Bắc.
Câu 16: Hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó giờ GMT đang là 24h ngày 31/12/2015
- A. 7h ngày 31/12/2015.
B. 7h ngày 01/01/2016.
- C. 24h ngày 31/12/05.
- D. 24h ngày 31/12/2016.
Câu 17: Cùng một lúc Trái Đất có mấy chuyển động
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 18: Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương so với mặt phẳng một góc
- A. 33độ33'
- B. 36độ36'
- C. 33độ63'
D. 66độ33'
Câu 19: Vận tốc chuyển động trung bình của Trái Đất quanh Mặt Trời là
A. 28,9 Km/s
- B. 29,8 Km/s
- C. 30,2 Km/s
- D .32,0Km/s
Câu 20:Theo quy ước, người ta chia bề mặt Trái Đất thành bao nhiêu múi giờ?
- A. 12
- B. 16
- C. 20
D. 24
Bình luận