Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành sản xuất nông nghiệp?

  • A. Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
  • B. Cung cấp lương thực cho con người.
  • C. Tạo ra máy móc thiết bị cho sản xuất.
  • D. Mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn.

Câu 2: Xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh và năng suất cây trồng phụ thuộc vào yếu tố chủ yếu nào dưới đây?

  • A. Khí hậu.
  • B. Nguồn nước.
  • C. Đất đai.
  • D. Sinh vật.

Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và đang phát triển là

  • A. điều kiện chăn nuôi.
  • B. tỉ trọng trong cơ cấu.
  • C. cơ cấu ngành chăn nuôi.
  • D. phương pháp chăn nuôi.

Câu 4: Trong sản xuất nông nghiệp, quỹ đất, tính chất và độ phì của đất có không ảnh hưởng đến

  • A. năng suất cây trồng.
  • B. quy mô và cơ cấu cây trồng.
  • C. sinh trưởng của cây trồng.
  • D. sự phân bố cây trồng.

Câu 5: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là

  • A. ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất.
  • B. đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
  • C. sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
  • D. sản xuất có tính mùa vụ, có sự phân bố tương đối rộng.

Câu 6: Sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh và không ổn định chủ yếu do

  • A. chịu ảnh hưởng của nguồn nước, đất đai.
  • B. tính bất bênh không ổn định của khí hậu.
  • C. chịu tác động trực tiếp của con người.
  • D. sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường.

Câu 7: Đặc điểm nào sâu đây không đúng với ngành nông nghiệp?

  • A. Sản xuất có tính thời vụ, phân bố rộng.
  • B. Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động.
  • C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.
  • D. Sản xuất không phụ thuộc vào tự nhiên.

Câu 8: Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là

  • A. hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa.
  • B. sản xuất theo hướng quảng canh để tăng sản xuất.
  • C. sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người.
  • D. chủ yếu tạo ta sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

Câu 9: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là

  • A. nguồn nước và sinh vật.
  • B. máy móc và phân bón.
  • C. đất trồng và khí hậu.
  • D. cây trồng và vật nuôi.

Câu 10: Nông nghiệp có vai trò nào sau đây?

  • A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • B. Tạo điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên khác.
  • C. Tạo ra máy móc thiết bị cho các ngành sản xuất.
  • D. Sản xuất ra một khối lượng sản phẩm rất lớn.

Câu 11: Việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ nhằm mục đích nào dưới đây?

  • A. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng.
  • B. Bảo vệ độ phì của tài nguyên đất.
  • C. Khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
  • D. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp.

Câu 12: Tai biến thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Trồng trọt, chăn nuôi chỉ có thể phát triển ở một số đối tượng.
  • B. Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, tính mùa vụ sâu sắc hơn.
  • C. Tăng tính bấp bênh, không ổn định của sản xuất nông nghiệp.
  • D. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ rệt.

Câu 13: Năng suất cây trồng cao hay thấp phụ thuộc vào

  • A. độ phì của đất.
  • B. tính chất của đất.
  • C. quỹ đất.
  • D. quy mô của đất.

Câu 14: Chất lượng của đất ảnh hưởng tới đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Năng suất cây trồng.
  • B. Sự phân bố cây trồng.
  • C. Sự phát triển của cây trồng.
  • D. Quy mô sản xuất nông nghiệp.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây là quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp?

  • A. Sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên.
  • B. Sản xuất có đặc tính là mùa vụ.
  • C. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.
  • D. Đối tượng là cây trồng, vật nuôi.

Câu 16: Hoạt động nào sau đây ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển của xã hội người?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Thủ công nghiệp.
  • D. Thương mại.

Câu 17: Yếu tố nào sau đây của sản xuất nông nghiệp ít phụ thuộc vào đất đai hơn cả?

  • A. Cơ cấu vật nuôi.
  • B. Mức độ thâm canh.
  • C. Quy mô sản xuất.
  • D. Tổ chức lãnh thổ.

Câu 18: Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào

  • A. độ nhiệt ẩm.
  • B. nguồn nước tưới.
  • C. diện tích đất.
  • D. chất lượng đất.

Câu 19: Quốc gia nào sau đây có ngành chăn nuôi ngọc trai phát triển nhất?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Việt Nam.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Hoa Kì.

Câu 20: Loại thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm mà không gây béo phì cho con người là

  • A. trứng, sữa.
  • B. thịt trâu.
  • C. thuỷ sản.
  • D. lúa gạo.

Câu 21: Ngành thủy sản gồm những hoạt động nào sau đây?

  • A. Nuôi trồng, bảo vệ và khai hoang.
  • B. Khoan nuôi, đánh bắt và bảo vệ.
  • C. Khai thác, chế biến và nuôi trồng.
  • D. Bảo vệ, khai thác và nuôi trồng.

Câu 22: Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành sản xuất thủy sản là

  • A. địa hình và nguồn hải sản.
  • B. khí hậu và dạng địa hình.
  • C. nguồn nước và khí hậu.
  • D. sinh vật và nguồn nước.

Câu 23: Hiện nay, nguồn thuỷ sản được cung cấp chủ yếu trên thế giới từ khai thác

  • A. thủy sản nước lợ.
  • B. thuỷ sản nuôi trồng.
  • C. thuỷ sản nước mặn.
  • D. thuỷ sản nươc ngọt.

Câu 24: Nguồn thủy sản có được để cung cấp cho thế giới chủ yếu khai thác từ

  • A. biển, đại dương.
  • B. sông, suối, hồ.
  • C. ao, hồ và đầm.
  • D. vịnh, cửa sông.

Câu 25: Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn thường ở khu vực

  • A. ngoài biển.
  • B. vịnh.
  • C. đầm phá.
  • D. cửa sông.

Câu 26: Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước

  • A. nước mặn và nước ngọt.
  • B. nước ngọt và nước lợ.
  • C. sông hồ và nước mặn.
  • D. nước lợ và nước mặn.

Câu 27: Phát triển ngành sản xuất nào sau đây góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia?

  • A. Thủy sản.
  • B. Lâm sản.
  • C. Nông sản.
  • D. Khoáng sản.

Câu 28: Châu lục nào nuôi trồng thủy sản nhiều nhất?

  • A. Châu Âu.
  • B. Châu Phi.
  • C. Châu Á.
  • D. Châu Mỹ.

Câu 29: Ở Đông Nam Á, các quốc gia nào sau đây nuôi trồng nhiều thuỷ sản nhất?

  • A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
  • B. Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a.
  • C. Việt Nam, Xin-ga-po.
  • D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

Câu 30: Yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

  • A. Dân cư.
  • B. Nguồn vốn.
  • C. Chính sách.
  • D. Công nghệ.

Câu 31: Ngành thủy sản không có hoạt động nào sau đây?

  • A. Khai hoang.
  • B. Nuôi trồng.
  • C. Chế biến.
  • D. Khai thác.

Câu 32: Ở châu Á, quốc gia nuôi trồng nhiều thuỷ sản trên thế giới không phải là

  • A. Trung Quốc.
  • B. Việt Nam.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Ấn Độ.

Câu 33:  Loại cây nào sau đây phân bố ở cả miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng?

  • A. Khoai lang.
  • B. Lúa gạo.
  • C. Lúa mì.
  • D. Ngô.

Câu 34: Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt?

  • A. Lúa mì.
  • B. Ngô.
  • C. Lúa gạo.
  • D. Kê.

Câu 35: Khu vực châu Á gió mùa là nơi nổi tiếng về cây

  • A. lúa mì.
  • B. lúa nước.
  • C. khoai tây.
  • D. ngô.

Câu 36: Ngô phân bố nhiều nhất ở miền

  • A. nhiệt đới, cận nhiệt.
  • B. ôn đới, hàn đới.
  • C. nhiệt đới, hàn đới.
  • D. cận nhiệt, ôn đới.

Câu 37: Đặc điểm sinh thái của cây ngô là ưa khí hậu

  • A. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
  • B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
  • C. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
  • D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

Câu 38: Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu

  • A. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
  • B. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
  • C. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
  • D. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.

Câu 39: Nước nào sau đây trồng nhiều lúa mì?

  • A. In-đô-nê-xi-a.
  • B. Thái Lan.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Băng-la-đet.

Câu 40: Nước nào sau đây trồng nhiều lúa gạo?

  • A. Ô-xtrây-li-a.
  • B. LB Nga.
  • C. Hoa Kì.
  • D. Trung Quốc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác