Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức học kì II ( P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?

  • A. Điện hạt nhân.
  • B. Mặt Trời.
  • C. Điện than đá.
  • D. Nhiệt điện.

Câu 2: Giải pháp nào sau đây được sử dụng để hạn chế rác thải công nghiệp?

  • A. Hạn chế dùng các sản phẩm tái sử dụng.
  • B. Tăng cường sử dụng nhựa dùng một lần.
  • C. Đẩy mạnh sử dụng túi nilong và đồ nhựa.
  • D. Phân loại và tái chế rác thải công nghiệp.

Câu 3: Các chất thải công nghiệp dạng lỏng độc hại tới môi trường là

  • A. thuỷ tinh, kim loại phế liệu.
  • B. các axit hữu cơ, xà phòng.
  • C. vỏ chai lọ, hộp nhựa, gạch.
  • D. CO2, CO, NO, NO2, CH4.

Câu 4: Các quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo là

  • A. Hoa Kì, Nhật Bản, các nước châu Âu.
  • B. Hoa Kì, Triều Tiên, các nước châu Á.
  • C. Hoa Kì, Bra-xin, các nước châu Âu.
  • D. Hoa Kì, Hàn Quốc, các nước châu Phi.

Câu 5: Các nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới?

  • A. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Hoa Kì.
  • B. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Pháp.
  • C. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Đức.
  • D. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, LB Nga.

Câu 6: Khu công nghiệp không có vai trò nào sau đây?

  • A. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
  • B. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
  • C. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
  • D. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.

Câu 7: Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là

  • A. không gian rộng lớn, nhiều ngành công nghiệp với nhiều xí nghiệp.
  • B. có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau trong một đô thị.
  • C. sự kết hợp giữa một số xí nghiệp công nghiệp với một điểm dân cư.
  • D. có quy mô từ vài chục đến vài trăm hecta với ranh giới rõ ràng.

Câu 8: Vùng công nghiệp có vai trò nào sau đây?

  • A. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
  • B. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.
  • C. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
  • D. Cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.

Câu 9: Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Diện tích lớn nhất.
  • B. Phức tạp nhất.
  • C. Đơn giản nhất.
  • D. Trình độ cao nhất.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây đúng với điểm công nghiệp?

  • A. Gắn với đô thị vừa và lớn, vị trí địa lí thuận lợi.
  • B. Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguyên nhiên liệu.
  • C. Có các xí nghiệp nòng cốt, bổ trợ và phục vụ.
  • D. Bao gồm khu công nghiệp và điểm công nghiệp.

Câu 11: Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm của

  • A. vùng công nghiệp.
  • B. trung tâm công nghiệp.
  • C. khu công nghiệp tập trung.
  • D. điểm công nghiệp.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp?

  • A. Chi phí sản xuất thấp.
  • B. Tập trung nhiều xí nghiệp.
  • C. Có vị trí địa lí thuận lợi.
  • D. Có ranh giới không rõ.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không hoàn toàn đúng với vùng công nghiệp?

  • A. Gắn với một đô thị vừa và lớn.
  • B. Bao gồm điểm, khu, trung tâm.
  • C. Là một vùng lãnh thổ rộng lớn.
  • D. Có một số các ngành chủ yếu.

Câu 14:  Khu công nghiệp có vai trò nào sau đây?

  • A. Đóng góp vào nguồn thu của nghiệp địa phương.
  • B. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
  • C. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
  • D. Cơ sở hình thành các thức tổ chức lãnh thổ khác.

Câu 15: Các quốc gia nào sau đây có trữ lượng quặng đồng lớn trên thế giới?

  • A. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, LB Nga, Hoa Kì.
  • B. LB Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ.
  • C. Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin, Việt Nam.
  • D. Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB Nga.

Câu 16: Quốc gia nào sau đây có chiều dài đường ống lớn nhất thế giới?

  • A. Hoa Kì.
  • B. Ả-rập Xê-út.
  • C. Nhật Bản.
  • D. LB Nga.

Câu 17: Giao thông vận tải là ngành kinh tế độc đáo vừa mang tính sản xuất vật chất vừa mang tính dịch vụ. Điều đó xác định

  • A. Điều kiện để phát triển giao thông vận tải.
  • B. Trình độ phát triển giao thông vận tải.
  • C. Vai trò của ngành giao thông vận tải.
  • D. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải.

Câu 18: Luồng vận tải đường biển lớn nhất Thế giới nối liền các đại dương nào sau đây?

  • A. Hai bờ Thái Bình Dương.
  • B. Hai bờ Đại Tây Dương.
  • C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
  • D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Câu 19: Khu vực nào sau đây tập trung nhiều cảng biển của thế giới?

  • A. Ấn Độ Dương.
  • B. Thái Bình Dương.
  • C. Địa Trung Hải.
  • D. Đại Tây Dương.

Câu 20: Yếu tố nào sau đây quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải?

  • A. Điều kiện tự nhiên.
  • B. Trình độ lao động.
  • C. Vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. Chính sách Nhà nước.

Câu 21: Ngành đường biển đảm nhận chủ yếu việc vận chuyển

  • A. các tỉnh.
  • B. nội địa.
  • C. các vùng.
  • D. quốc tế.

Câu 22: Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở quốc gia/khu vực nào sau đây?

  • A. Nhật Bản và các nước Đông Âu.
  • B. Hoa Kì và các nước Đông Âu.
  • C. Hoa Kì và Tây Âu.
  • D. Nhật Bản, Anh và Pháp.

Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng với ngành giao thông vận tải?

  • A. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn.
  • B. Tăng cường sức mạnh của quốc phòng, tạo điều kiện giao lưu kinh tế.
  • C. Phục vụ nhu cầu đi lại của người có bằng tái xe máy, oto, đi xe công cộng.
  • D. Cung cấp nông sản cho người dân, góp phần bữa ăn thêm dinh dưỡng.

Câu 24: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở biển/đại dương nào sau đây?

  • A. Hai bờ đối diện Đại Tây Dương.
  • B. Hai bờ đối diện Thái Bình Dương.
  • C. Ven bờ Ấn Độ Dương.
  • D. Ven bờ Địa Trung Hải.

Câu 25: Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là

  • A. Đanuýp, Vônga.
  • B. Vônga, Rainơ.
  • C. Rainơ, Đa nuýp.
  • D. Vônga, Iênitxây.

Câu 26: Các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,... thuộc nhóm ngành dịch vụ?

  • A. Dịch vụ công.
  • B. Tiêu dùng.
  • C. Bảo hiểm.
  • D. Kinh doanh.

Câu 27: Các ngành: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản,… thuộc nhóm ngành dịch vụ nào sau đây?

  • A. Dịch vụ tư.
  • B. Dịch vụ kinh doanh.
  • C. Dịch vụ tiêu dùng.
  • D. Dịch vụ công.

Câu 28: Mạng lưới ngành dịch vụ có qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào đặc điểm nào sau đây?

  • A. Mức sống và thu nhập thực tế.
  • B. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
  • C. Trình độ phát triển kinh tế.
  • D. Quy mô và cơ cấu dân số.

Câu 29: Ngành dịch vụ nào sau đây thuộc nhóm các dịch vụ kinh doanh?

  • A. Hành chính công.
  • B. Hoạt động bán buôn.
  • C. Thông tin liên lạc.
  • D. Hoạt động đoàn thể.

Câu 30: Ngành dịch vụ nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?

  • A. Giao thông vận tải.
  • B. Tài chính.
  • C. Các hoạt động đoàn thể.
  • D. Bảo hiểm.

Câu 31: Ngành dịch vụ nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?

  • A. Phụ thuộc cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt.
  • B. Tham gia vào khâu cuối cùng của các ngành sản xuất.
  • C. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.
  • D. Ít tác động đến tài nguyên môi trường.

Câu 32: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành mấy nhóm?

  • A. 5 nhóm.
  • B. 4 nhóm.
  • C. 2 nhóm.
  • D. 3 nhóm.

Câu 33: Đối với việc hình thành các điểm du lịch, nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng là

  • A. tài nguyên du lịch.
  • B. sự phân bố các điểm dân cư.
  • C. cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng.
  • D. trình độ phát triển kinh tế.

Câu 34: Trung Tâm dịch vụ lớn nhất ở khu vực Đông Á là

  • A. Bắc Kinh.
  • B. Thượng Hải.
  • C. Xơ-un.
  • D. Tô-ky-ô.

Câu 35: Di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta hiện nay là

  • A. Phố cổ Hội An.
  • B. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • C. Vịnh Hạ Long.
  • D. Hoàng thành Thăng Long.

Câu 36: Trung tâm du lịch lớn ở không phải là

  • A. Hà Nội.
  • B. Cần Thơ.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Nha Trang.

Câu 37: Ngành du lịch không có vai trò nào sau đây?

  • A. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước; tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau.
  • B. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, góp phần tạo việc làm, điều tiết sản xuất.
  • C. Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và phục hồi sức khoẻ của người dân.
  • D. Tạo nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Câu 38: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch?

  • A. Nguồn nhân lực.
  • B. Đặc điểm thị trường.
  • C. Tài nguyên du lịch.
  • D. Vị trí địa lí, tự nhiên.

Câu 39:  Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là

  • A. trình độ phát triển kinh tế.
  • B. sự phân bố tài nguyên du lịch.
  • C. sự phân bố các điểm dân cư.
  • D. cơ sở vật chất và hạ tầng.

Câu 40: Ngành dịch vụ nào sau đây được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?

  • A. Bảo hiểm.
  • B. Ngân hàng.
  • C. Du lịch.
  • D. Tài chính.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác