Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức học kì II ( P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biện pháp chung để đẩy nhanh nền nông nghiệp hàng hoá trong nền kinh tế hiện đại là

  • A. phát triển quy mô diện tích các loại cây công nghiệp hằng năm.
  • B. nâng cao năng suất và chất lượng các cây công nghiệp lâu năm.
  • C. tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu các loại nông sản đặc thù.
  • D. hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp.

Câu 2: Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là

  • A. sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực để tăng nguồn thu ngoại tệ lớn.
  • B. cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
  • C. tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, thu hút đầu tư, bảo vệ môi trường.
  • D. cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại, phát triển của loài người.

Câu 3: Tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được của ngành thủy sản là

  • A. diện tích mặt đất, chuyên môn của lao động.
  • B. diện tích mặt đất, chất lượng nguồn nước.
  • C. diện tích mặt nước, chất lượng nguồn lực.
  • D. diện tích mặt nước, chất lượng nguồn nước.

Câu 4: Các nước có sản lượng khai thác thuỷ sản hàng đầu thế giới là

  • A. Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản, LB Nga.
  • B. Hoa Kì, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Cam-pu-chia.
  • C. Hoa Kì, Ca-na-đa, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a.
  • D. Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Hoa Kì.

Câu 5: Ngô là cây phát triển tốt trên đất

  • A. màu mỡ, cần nhiều phân bón.
  • B. phù sa, cần có nhiều phân bón.
  • C. ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
  • D. ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.

Câu 6: Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa?

  • A. Ngô.
  • B. Kê.
  • C. Lúa mì.
  • D. Lúa gạo.

Câu 7: Lúa mì phân bố tập trung ở miền

  • A. nhiệt đới và ôn đới.
  • B. cận nhiệt và nhiệt đới.
  • C. ôn đới và hàn đới.
  • D. ôn đới và cận nhiệt.

Câu 8: Lúa gạo phân bố tập trung ở miền

  • A. cận nhiệt.
  • B. nhiệt đới.
  • C. ôn đới.
  • D. hàn đới.

Câu 9: Lúa mì là cây phát triển tốt nhất trên đất

  • A. màu mỡ, cần nhiều phân bón.
  • B. ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
  • C. ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.
  • D. phù sa, cần có nhiều phân bón.

Câu 10: Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất

  • A. ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
  • B. phù sa, cần có nhiều phân bón.
  • C. màu mỡ, cần nhiều phân bón.
  • D. ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.

Câu 11: Nước nào sau đây trồng nhiều ngô?

  • A. Ấn Độ.
  • B. Hoa Kì.
  • C. LB Nga.
  • D. Ô-xtrây-li-a.

Câu 12: Loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt?

  • A. Củ cải đường.
  • B. Cao su.
  • C. Mía.
  • D. Cà phê.

Câu 13: Loại cây nào sau đây trồng được miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới?

  • A. Bông.
  • B. Đậu tương.
  • C. Mía.
  • D. Chè.

Câu 14: Các loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền nhiệt đới?

  • A. Mía, đậu tương.
  • B. Đậu tương, củ cải đường.
  • C. Củ cải đường, chè.
  • D. Chè, đậu tương.

Câu 15: Loại cây nào sau đây không trồng nhiều ở miền nhiệt đới?

  • A. Mía.
  • B. Cà phê.
  • C. Cao su.
  • D. Chè.

Câu 16: Điều kiện sinh thái của cây trồng là các đòi hỏi của cây về chế độ

  • A. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và địa hình để phát triển.
  • B. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và giống cây để phát triển.
  • C. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất để phát triển.
  • D. nhiệt, ánh sáng, ẩm, chất dinh dưỡng và nguồn nước để phát triển.

Câu 17: Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp với vai trò vừa là lực lượng sản xuất, vừa là đối tượng tiêu thụ là

  • A. thị trường tiêu thụ.
  • B. quan hệ sở hữu ruộng đất.
  • C. dân cư - lao động.
  • D. tiến bộ khoa học-kĩ thuật.

Câu 18: Phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ.
  • B. Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.
  • C. Giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng gia tăng của xã hội.
  • D. Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất (thuỷ canh, khí canh,...).

Câu 19:  Việc hình thành các cánh đồng lớn trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

  • A. Tăng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu về nông sản.
  • B. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
  • C. Tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hoà lợi ích cao.
  • D. Nâng cao năng suất, thích nghi với biến đổi khí hậu.

Câu 20: Ở các nước phát triển phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất từ

  • A. trang trại.
  • B. hộ gia đình.
  • C. vùng nông nghiệp.
  • D. nông trường.

Câu 21: Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là

  • A. chuồng trại.
  • B. chăn thả.
  • C. bán chuồng trại.
  • D. tập trung công nghiệp.

Câu 22: Điều kiện kinh tế - xã hội

  • A. có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
  • B. chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển, phân bố của một số ít loại cây trồng.
  • C. có ý nghĩa quyết định đến trình độ phát triển và phân bố nông nghiệp.
  • D. ít ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp.

Câu 23: Nền nông nghiệp hiện đại ra đời nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Khắc phục những khó khăn trong sản xuất.
  • B. Tạo ra số lượng nông sản ngày càng lớn hơn.
  • C. Loại bỏ ảnh hưởng của tự nhiên với sản xuất.
  • D. Hình thành các vùng quảng canh rộng lớn.

Câu 24: Trong giai đoạn hiện nay, các hợp tác xã hoạt động phù hợp có hiệu quả thường là

  • A. hợp tác xã thủy sản, nông sản.
  • B. hợp tác xã dịch vụ, kĩ thuật.
  • C. hợp tác xã chế biến và tiêu thụ nông sản.
  • D. hợp tác xã tín dụng.

Câu 25: Đối tượng của lao động trong sản xuất nông nghiệp là

  • A. chú trọng chăn nuôi, hạn chế ngành trồng trọt.
  • B. ngày càng ít nhưng chất lượng ngày càng cao.
  • C. ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu xã hội.
  • D. chủ yếu ứng dụng công nghệ cao, giống lai tạo.

Câu 26: Số lượng các vùng nông nghiệp hiện nay ở nước ta là

  • A. 7.
  • B. 6.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 27: Việc tăng cường liên kết giữa các khâu trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

  • A. Nâng cao năng suất, thích nghi với biến đổi khí hậu.
  • B. Tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hoà lợi ích cao.
  • C. Tăng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu về nông sản.
  • D. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Câu 28: Nhân tố có ảnh hưởng nhiều tới hình thức tố chức sản xuất nông nghiệp là

  • A. sinh vật và nguồn nước.
  • B. khí hậu, các dạng địa hình.
  • C. quan hệ sở hữu ruộng đất.
  • D. dân cư và nguồn lao động.

Câu 29: Ở nước ta, các nông trường quốc doanh được thành lập chủ yếu ở

  • A. vùng đông dân, thị trường tiêu thụ lớn.
  • B. vùng trung du, cao nguyên, các vùng đất mới khai khẩn.
  • C. vùng dân cư thưa thớt, gần biên giới.
  • D. gần các trung tâm công nghiệp chế biến.

Câu 30: Định hướng quan trọng để tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hòa lợi ích là

  • A. sử dụng tối đa sức lao động.
  • B. hình thành các cánh đồng lớn.
  • C. tăng cường hợp tác sản xuất.
  • D. ứng dụng mạnh mẽ công nghệ.

Câu 31: Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế là vai trò của ngành nào dưới đây?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Dịch vụ.
  • C. Công nghiệp.
  • D. Xây dựng.

Câu 32: Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến?

  • A. Luyện kim.
  • B. Cơ khí.
  • C. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  • D. Khai thác mỏ.

Câu 33: Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến?

  • A. Hóa chất.
  • B. Luyện kim.
  • C. Cơ khí.
  • D. Khai thác than. 

Câu 34: Ngành công nghiệp dệt - may, da - giày thường phân bố ở những nước đang phát triển là do

  • A. đòi hỏi không gian sản xuất rộng.
  • B. lao động dồi dào, trình độ không cao.
  • C. nguồn nguyên liệu dồi dào.
  • D. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 35: Hình thức sản xuất có vai trò đặc biệt trong công nghiệp không phải là

  • A. liên hợp hóa.
  • B. chuyên môn hóa.
  • C. hóa học hóa.
  • D. hợp tác hóa.

Câu 36: Trình độ phát triển công nghiệp hóa của một nước biểu thị đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của quốc gia.
  • B. Trình độ lao động, khoa học của một quốc gia.
  • C. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.
  • D. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.

Câu 37: Nhân tố quan trọng làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là

  • A. thị trường.
  • B. chính sách.
  • C. tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
  • D. dân cư và lao động.

Câu 38: Các ngành công nghiệp như dệt - may, da giày, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở

  • A. thị trường tiêu thụ.
  • B. vùng duyên hải.
  • C. nông thôn.
  • D. gần nguồn nguyên liệu.

Câu 39: Các hình thức sản xuất có vai trò đặc biệt trong công nghiệp là

  • A. hợp tác hóa, trang trại, xí nghiệp công nghiệp.
  • B. trang trại, vùng công nghiệp, điểm công nghiệp.
  • C. liên hợp hóa, xí nghiệp công nghiệp, trang trại.
  • D. chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa.

Câu 40:  Điểm khác biệt lớn nhất giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp là

  • A. phụ thuộc vào tự nhiên.
  • B. các vùng chuyên môn hóa.
  • C. cần nhiều lao động.
  • D. áp dụng tiến bộ khoa học.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác