Trắc nghiệm địa lý 10 kết nối bài 3 Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 3 Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là
A. định vị.
- B. định tính.
- C. định lượng.
- D. định luật.
Câu 2: Các nhà máy điện thường được biểu hiện bằng phương pháp
- A. bản đồ - biểu đồ.
- B. đường chuyển động.
C. kí hiệu.
- D. chấm điểm.
Câu 3: Hướng gió thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu.
- B. bản đồ - biểu đồ.
- C. chấm điểm.
- D. đường chuyển động.
Câu 4: Các mỏ khoáng sản thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu.
- B. đường chuyển động.
- C. chấm điểm.
- D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 5: Phương pháp đường chuyển động dùng để thể hiện các đối tượng
- A. phân bố theo những điểm cụ thể.
B. di chuyển theo các hướng bất kì.
- C. tập trung thành vùng rộng lớn.
- D. phân bố, phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
Câu 6: Ưu điểm lớn nhất của GPS là
- A. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng
- B. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng.
- C. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng.
D. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng.
Câu 7: GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?
- A. Liên bang Nga.
- B. Trung Quốc.
C. Hoa Kì.
- D. Nhật Bản.
Câu 8: Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
A. Vệ tinh nhân tạo.
- B. Trạm hàng không.
- C. Các loại ngôi sao.
- D. Vệ tinh tự nhiên.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?
A. Mất nhiều chi phí lưu trữ.
- B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ.
- C. Là một tập hợp có tổ chức.
- D. Rất thuận lợi trong sử dụng.
Câu 10: Các đô thị thường được biểu hiện bằng phương pháp
- A. bản đồ - biểu đồ.
- B. đường chuyển động.
C. kí hiệu.
- D. chấm điểm.
Câu 11: Phương pháp đường chuyển động không thể hiện được
- A. tốc độ di chyển đối tượng.
B. chất lượng của đối tượng.
- C. khối lượng của đối tượng.
- D. hướng di chyển đối tượng.
Câu 12: Dòng biển thường được biểu hiện bằng phương pháp
- A. kí hiệu.
B. đường chuyển động.
- C. chấm điểm.
- D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 13: Sự vận chuyển hành khách thường được biểu hiện bằng phương pháp
- A. chấm điểm.
B. đường chuyển động.
- C. kí hiệu.
- D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 14: Luồng di dân thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. đường chuyển động.
- B. chấm điểm.
- C. kí hiệu.
- D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 15: Sự vận chuyển hàng hoá thường được biểu hiện bằng phương pháp
- A. kí hiệu.
B. đường chuyển động.
- C. chấm điểm.
- D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 16: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:
- A. Học thay sách giáo khoa
B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí
- C. Thư giản sau khi học xong bài
- D. Xác định vị trái các bộ phận lãnh thổ học trong bài
Câu 17: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào:
A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.
- B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
- C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
- D. Dựa vào bảng chú giải.
Câu 18: Bản đồ là một phương tiện để
A. Học sinh dùng học tập.
- B. Học sinh đi đường.
- C. Đi chơi.
- D. Đi du lịch.
Câu 19: Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuyến chỉ
- A. hướng Nam.
B. hướng Bắc.
- C. hướng Đông.
- D. chỉ đường.
Câu 20 : Một quốc gia chạy dài theo kinh tuyến nằm giữa vĩ độ: 300B và 430B. Vậy quốc gia đó nằm trên mấy vĩ tuyến.
- A. 120B.
B. 130B.
- C. 300B.
- D. 430B
Câu 21: Muốn xác định hướng Bắc của bản đồ phải căn cứ vào:
- A. Hướng phía trên của tờ bản đồ.
- B. Dựa vào các đường kinh tuyến.
- C. Mũi tên chỉ hướng Bắc ở trên bản đồ.
D. Dựa vào kinh tuyến và mũi tên chỉ hướng Bắc.
Câu 22: Trong việc sử dụng bản đồ, Atlat: Nội dung nào không nằm trong các vấn đề cần phải lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập.
- A. Bản đồ có nội dung phù hợp.
- B. Tìm hiểu tỉ lệ và kí hiệu bản đồ.
- C. Xác định phương hướng bản đồ.
D. Kết hợp các loại bản đồ có nội dung liên quan.
Bình luận