Tắt QC

Trắc nghiệm địa lý 10 kết nối bài 13 Phân tích chế độ nước của sông Hồng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 13 Phân tích chế độ nước của sông Hồng - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 

Câu 1: Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là gì?

  • A. Chế độ mưa

  • B. Địa hình
  • C. Thực vật

  • D. Hồ, đầm

Câu 2: Các nhân tố nào có vai trò điều hòa chế độ nước sông?

  • A. Nước ngầm, thực vật và hồ, đầm

  • B. Thực vật, các dòng biển, bồ và đầm

  • C. Các dòng biển, nước ngầm, thực vật
  • D. Thực vật, hồ, đầm và dòng biển

Câu 3: Hoạt động kinh tế - xã hội nào góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Trồng rừng ở vùng thượng lưu sông

  • B. Phát triển nông nghiệp sạch ở thượng nguồn

  • C. Xây dựng hệ thống thủy lợi

  • D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

Câu 4: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn đến hậu quả nào?

  • A. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp

  • B. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết

  • C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mừa cạn mực nước sông cạn kiệt
  • D. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc

Câu 5: Sông ngòi nước ta chủ yếu là những sông có đặc điểm như thế nào?

  • A. Nhỏ, ngắn và dốc

  • B. Nhỏ, ngắn và sông chảy êm đềm

  • C. Sông dài, lớn và dốc
  • D. Sông dài, lớn và chảy êm đềm

Câu 6: Lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta?

  • A. Sông Hồng và sông Mã

  • B. Sông Mã và sông Đồng Nai

  • C. Sông Đồng Nai và sông Mê Công

  • D. Sông Hồng và sông Mê Công

Câu 7: Hệ thống sông nào có diện tích lưu vực chảy trên lãnh thổ nước ta lớn nhất?

  • A. Sông Hồng
  • B. Sông Mã

  • C. Sông Đồng Nai

  • D. Sông Cửu Long

Câu 8: Hiện tượng mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, còn mùa cạn mực nước sông cạn kiệt là hậu quả của việc làm nào?

  • A. phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông
  • B. phá hoại rừng không có kế hoạch ở vùng núi

  • C. ngăn sông làm thủy điện ở các dòng sông

  • D. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sông ngòi

Câu 9: Nhân tố nào dưới đây không có vai trò điều hòa chế độ nước sông?

  • A. Nước ngầm

  • B. Thực vật
  • C. Các dòng biển

  • D. Hồ, đầm

Câu 10: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Hồng là gì?

  • A. Sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc
  • B. Xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà

  • C. Khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông

  • D. Khai thác cát ở lòng sông

Câu 11: Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến chế độ nước sông?

  • A. Nước ngầm và hồ đầm.

  • B. Chế độ mưa và nhiệt độ.
  • C. Thực vật và hồ đầm.
  • D. Địa thể và thực vật.

Câu 12: Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

  • A. Dòng biển Gơn-xtrim.
  • B. Dòng biển Grơn-len.
  • C. Dòng biển Bra-xin.
  • D. Dòng biển Đông Úc.

Câu 13: Sông nào sau đây dài nhất thế giới?

  • A. I-ê-nit-xây.
  • B. A-ma-dôn.
  • C. Mê Công.
  • D. Nin.

Câu 14: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

  • A. 2.
  • B. 1.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 15: Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

  • A. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
  • B. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
  • D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác