Tắt QC

Trắc nghiệm địa lý 10 kết nối bài 21 Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 21 Các nguồn lực phát triển kinh tế - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguồn lực là 

  • A. các điều kiện tự nhiên trong nước ở dưới dạng tiềm năng được con người nghiên cứu đưa vào khai thác.
  • B. tổng thế các yếu tố trong và ngoài nước được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ.
  • C. tổng thể các yếu tố trong nước không thể khai thác để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ.
  • D. các điều kiện kinh tế - xã hội ở cả trong và ngoài nước được khai thác để phát triển kinh tế của một lãnh thổ.

Câu 2: Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực

  • A. ngoại lực, dân số.
  • B. dân số, lao động.
  • C. nội lực, lao động.
  • D. nội lực, ngoại lực.

Câu 3: Nguồn lực kinh tế - xã hội nào sau đây quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước?

  • A. Con người.
  • B. Thị trường.
  • C. Công nghệ.
  • D. Nguồn vốn.

Câu 4: Cơ sở để phân chia nguồn lực thành các nguồn lực bên trong và bên ngoài là

  • A. tính chất nguồn lực.
  • B. nguồn gốc hình thành.
  • C. xu thế phát triển.
  • D. phạm vi lãnh thổ.

Câu 5: Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò nào sau đây?

  • A. Làm giàu có về nguồn tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.
  • B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.
  • C. Lựa chọn chiến lược phát triển đất nước phù hợp với từng giai đoạn.
  • D. Tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở sản xuất hình thành và phát triển.

Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây không đúng về việc các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú nhưng nền kinh tế vẫn chậm phát triển?

  • A. Tài nguyên ít có giá trị về kinh tế, lợi nhuận thu về thấp.
  • B. Dân cư đông nên sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế.
  • C. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ.
  • D. Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ thấp, thiếu chuyên môn.

Câu 7: Căn cứ vào đâu để phân loại các nguồn lực?

  • A. Vai trò và mức độ ảnh hưởng.
  • B. Thời gian và khả năng khai thác.
  • C. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
  • D. Không gian và thời gian hình thành.

Câu 8: Nguồn lực tự nhiên có vai trò như thế nào đối với quá trình sản xuất?

  • A. Quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác.
  • B. Ít ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.
  • C. Tạo động lực cho quá trình sản xuất.
  • D. Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

Câu 9: Nguồn lực nào sau đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?

  • A. Vị trí địa lí.
  • B. Dân cư và nguồn lao động.
  • C. Đường lối chính sách.
  • D. Tài nguyên thiên nhiên.

Câu 10: Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực như sau:

  • A. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, trong nước.
  • B. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.
  • C. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, ngoài nước.
  • D. Kinh tế - xã hội, trong nước, ngoài nước.

Câu 11: Các nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?

  • A. Vị trí địa lí.
  • B. Đất đai, biển.
  • C. Lao động.
  • D. Khoa học.

Câu 12: Vai trò của nguồn lao động với việc phát triển kinh tế được thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây?

  • A. Tham gia tạo ra các cầu lớn cho nền kinh tế.
  • B. Người sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn.
  • C. Là yếu tố đầu vào, góp phần tạo ra sản phẩm.
  • D. Thị trường tiêu thụ, khai thác các tài nguyên.

Câu 13: Sau năm 1986 nước ta có một bước nhảy vọt về nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển mạnh là nhờ vào nguồn lực nào dưới đây?

  • A. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
  • B. Nguồn vốn đầu tư, thị trường ngoài nước.
  • C. Vị trí địa lí, khí hậu và các dạng địa hình.
  • D. Dân cư và nguồn lao động chất lượng.

Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

  • A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
  • B. Điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.
  • C. Tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho phát triển.
  • D. Phục vụ trực tiếp cuộc sống, phát triển kinh tế.

Câu 15: Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?

  • A. Khoa học kĩ thuật và công nghệ.
  • B. Thị trường tiêu thụ.
  • C. Chính sách và xu thế phát triển.
  • D. Dân số và nguồn lao động.

Câu 16: Phát triển kinh tế là 

  • A. Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm). 
  • B. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. 
  • C. Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. 
  • D. Quá trình biến đổi về lượng và về chất của nền kinh tế. 

Câu 17: Phát triển bền vững là 

  • A. Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm). 
  • B. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. 
  • C. Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. 
  • D. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế. 

Câu 18: Cơ cấu kinh tế nào sau đây thể hiện sự phát triển kinh tế được thể hiện ở cơ cấu kinh tế theo góc độ thành thị và nông thôn? 

  • A. Cơ cấu vùng kinh tế. 
  • B. Cơ cấu thành phần kinh tế. 
  • C. Cơ cấu khu vực thể chế. 
  • D. Cơ cấu tái sản xuất. 

Câu 19: Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng dựa vào

  • A. Sự tăng đầu tư, khái thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số yếu tố lợi thế khác. 
  • B. Trình độ công nghệ, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. 
  • C. Trình độ quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. 
  • D. Trình độ công nghệ và quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. 

Câu 20: Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới thù: Sự phát triển của các ngành có hàm lượng khoa học cao như công nghệ, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng... là nhân tố quyết định đến: 

  • A. Phát triển kinh tế bền vững. 
  • B. Tăng trưởng kinh tế. 
  • C. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững.
  • D. Phát triển kinh tế. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác