Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể là phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp kí hiệu.
- B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
- C. Phương pháp chấm điểm.
- D. Phương pháp kí hiệu theo đường.
Câu 2: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
- A. Phân bố với phạm vi rộng rải.
B. Phân bố theo những điểm cụ thể.
- C. Phân bố theo dải.
- D. Phân bố không đồng đều.
Câu 3: Các đối tượng địa lí nào sau đây thuờng được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu:
- A Các đường ranh giới hành chính.
- B. Các hòn đảo.
C. Các điểm dân cư.
- D. Các dãy núi.
Câu 4: Dạng kí hiệu nào thường không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là:
- A. Hình học.
- B. Chữ.
- C. Tượng hình.
D. Dạng đường.
Câu 5: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:
- A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu.
- B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.
- C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu.
D. Sự khác nhau về màu sắc và độ lớn kí hiệu.
Câu 6: Địa lý có những đóng góp giá trị cho:
A. mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
- B. tất cả mọi lĩnh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ.
- C. hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế.
- D. các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng.
Câu 7: Học Địa lý giúp người học hiểu biết hơn về:
- A. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.
B. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.
- C. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.
- D. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.
Câu 8: Địa lý cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về:
- A. các yếu tố sinh học, kinh tế- xã hội và môi trường trên Trái Đất.
- B. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất.
- C. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất.
D. các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường trên Trái Đất.
Câu 9: Học Địa lý có vai trò tạo cơ sở vững chắc để:
- A. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.
B. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
- C. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.
- D. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.
Câu 10: Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có
- A. Ngày dài hơn đêm.
- B. Toàn ngày hoặc đêm.
C. Đêm dài hơn ngày.
- D. Ngày đêm bằng nhau.
Câu 11: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ 21/3 đến 22/6.
- B. Từ 21/3 đến 23/9.
C. Từ 23/9 đến 21/3.
- D. Từ 23/9 đến 22/12.
Câu 12: Việt Nam nằm trong múi giờ số
- A. 6.
- B. 4.
C. 7.
- D. 5.
Câu 13: Nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?
A. 13 giờ ngày 15 - 2.
- B. 13 giờ ngày 14 - 2.
- C. 23 giờ ngày 15 - 2.
- D. 23 giờ ngày 14 - 2.
Câu 14: Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo
A. Biên giới quốc gia.
- B. Điểm cực đông.
- C. Vị trí của thủ đô.
- D. Kinh tuyến giữa.
Câu 15: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do đâu?
A. Trái Đất tự quanh quanh trục.
- B. Trục Trái Đất nghiêng.
- C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
- D. Trái Đât có dạng hình khối cầu.
Câu 16: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?
- A. Chí tuyến Bắc.
B. Vòng cực.
- C. Xích đạo.
- D. Chí tuyến Nam.
Câu 17: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?
A. Múi giờ số 0.
- B. Múi giờ số 6.
- C. Múi giờ số 12.
- D. Múi giờ số 18.
Câu 18: Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?
- A. Vòng cực.
- B. Chí tuyến.
- C. Cực.
D. Xích đạo.
Câu 19: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian bao nhiêu?
A. Một ngày đêm.
- B. Một năm.
- C. Một mùa.
- D. Một tháng.
Câu 20: Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?
- A. Xích đạo.
- B. Chí tuyến.
C. Cực.
- D. Vòng cực.
Câu 21: Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đổi ngày. Đối tượng đó là
A. Kinh tuyến 180 độ.
- B. Bán cầu Tây.
- C. Bán cầu Đông.
- D. Kinh tuyến 0 độ.
Câu 22: Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây?
- A. Các mùa trong năm.
B. Sự luân phiên ngày, đêm.
- C. Chuyển động biểu kiến hằng năm.
- D. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Câu 23: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn ngày?
- A. Chí tuyến Nam.
- B. Xích đạo.
C. Vòng cực.
- D. Chí tuyến Bắc.
Câu 24: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?
A. Cấu tạo địa chất, độ dày.
- B. Sự phân chia của các tầng.
- C. Đặc tính vật chất, độ dẻo.
- D. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá.
Câu 25: Vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo thường là vùng nào?
- A. Bất ổn của Trái Đất.
- B. Có nền kinh tế phát triển.
- C. Có khí hậu khắc nghiệt.
D. Tài nguyên hải sản phong phú.
Câu 26: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
- A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.
- B. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.
- C. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.
D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.
Câu 27: Dãy Himalaya được hình thành do đâu?
- A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương.
- B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á.
C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á.
- D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á.
Câu 28: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là
- A. Sinh quyển.
- B. Khí quyển.
- C. Thủy quyển.
D. Thạch quyển.
Câu 29: Dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do đâu?
- A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
- B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
C. Mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
- D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
Câu 30: Sự hình thành của dãy núi trẻ Rôc-ki ở Bắc Mĩ do tác động của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
- A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na-xca.
- B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu-Á.
- C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Phi.
D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.
Câu 31: Phân ra thành vỏ lục địa và vỏ đại dương là dựa vào yếu tố nào?
- A. Đặc tính vật chất.
- B. Cấu tạo địa chất, độ dày.
C. Có sự phân chia thành các tầng.
- D. Có sự phân chia thành các bộ phận.
Câu 32: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng
- A. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.
- B. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.
- C. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.
D. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
Câu 33: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
- A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
- B. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
- C. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.
D. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.
Câu 34: Thạch quyển bao gồm các bộ phận nào?
- A. Lớp vỏ Trái Đất.
- B. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- C. Lớp Manti.
D. Lớp vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti.
Câu 35: Tại sao lại có chuỗi hồ ở cao nguyên Đông Phi?
- A. Vận động nâng lên.
- B. Khúc uốn của sông.
- C. Vùng trũng của địa hình.
D. Các vận động đứt gãy, tách giãn.
Câu 36: Mảng kiến tạo không phải là
- A. Chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.
B. Luôn luôn đứng yên không di chuyển.
- C. Những bộ phận lớn của đáy đại dương.
- D. Bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
Câu 37: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng nào?
A. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
- B. Nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.
- C. Nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.
- D. Nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.
Câu 38: Mảng Na - xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ đã hình thành dãy núi trẻ nào sau đây?
- A. Dãy Cooc - đi - e.
- B. Dãy Côn Lôn.
- C. Dãy Hindu Kush.
D. Dãy An - đet.
Câu 39. Thạch quyển có độ sâu đến khoảng
- A. 5 km.
- B. 50 km.
- C. 70 km.
D. 100 km.
Câu 40: Trong cấu trúc của Trái Đất, có độ dày lớn nhất là
- A. lớp vỏ Trái Đất.
- B. thạch quyển.
- C. lớp Manti.
D. nhân Trái Đất.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức học kì I
Bình luận