Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến chế độ nước sông?

  • A. Nước ngầm và hồ đầm.

  • B. Chế độ mưa và nhiệt độ.
  • C. Thực vật và hồ đầm.
  • D. Địa thể và thực vật.

Câu 2: Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

  • A. Dòng biển Gơn-xtrim.
  • B. Dòng biển Grơn-len.
  • C. Dòng biển Bra-xin.
  • D. Dòng biển Đông Úc.

Câu 3: Sông nào sau đây dài nhất thế giới?

  • A. I-ê-nit-xây.
  • B. A-ma-dôn.
  • C. Mê Công.
  • D. Nin.

Câu 4: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

  • A. 2.
  • B. 1.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 5: Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

  • A. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
  • B. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
  • D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội.

Câu 6: Địa hình có tác động chủ yếu tới sự

  • A. phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu.
  • B. phát triển của thực vật, đất và tích tụ vật liệu.
  • C. phát triển của sinh vật, nhóm đất và ánh sáng.
  • D. phân bố lượng mưa, độ ẩm và tích tụ vật liệu.

Câu 7: Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?

  • A. Lâm nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Ngư nghiệp.
  • D. Nông nghiệp.

Câu 8: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?

  • A. độ ẩm.
  • B. độ phì.
  • C. nhiệt độ.

  • D. độ rắn.

Câu 9: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?

  • A. Khí hậu.
  • B. Con người.
  • C. Đá mẹ.
  • D. Thời gian.

Câu 10: Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về

  • A. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.
  • B. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.
  • C. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.
  • D. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.

Câu 11: Đất ở vùng đồng bằng có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Tầng phong hóa mỏng nhưng nhiều mùn.
  • B. Tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng.
  • C. Tầng phong hóa mỏng, đất chặt và khô.
  • D. Tầng phong hóa dày nhưng khô, bị glây.

Câu 12: Loại đất nào sau đây thích hợp để trồng cây lúa nước?

  • A. Đất phù sa.
  • B. Đất feralit.
  • C. Đất đỏ badan.
  • D. Đất đen, xám.

Câu 13: Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào sau đây làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất?

  • A. Gieo hạt.
  • B. Bón phân.
  • C. Làm cỏ.
  • D. Cày bừa.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?

  • A. Không ảnh hưởng nhau.
  • B. Không đồng thời tác động.
  • C. Có mối quan hệ với nhau.
  • D. Tác động theo các thứ tự.

Câu 15: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là

  • A. Đá mẹ.
  • B. Địa hình.
  • C. Sinh vật.
  • D. Khí hậu

Câu 16: Lớp vỏ địa lí còn được gọi là ?

  • A. Lớp phủ thực vật.
  • B. Lớp vỏ cảnh quan.
  • C. Lớp vỏ Trái Đất.
  • D. Lớp thổ nhưỡng.

Câu 17: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương

  • A. Đáy thềm lục địa.
  • B. Độ sâu khoảng 5000m.
  • C. Độ sâu khoảng 8000m.
  • D. Vực thẳm đại dương.

Câu 18: Giới hạn của lớp vỏ địa lí ở lục địa

  • A.Giới hạn của lớp vỏ Trái Đất.
  • B.Giới hạn của lớp vỏ phong hóa.
  • C.Giới hạn của tầng trầm tích.
  • D,Giới hạn của tầng badan.

Câu 19: Vào thời kì băng hà, khí hậu lạnh đi không dân đên sự thay đồi 5 I sau đây?          

  • A. Bề mặt lục địa bị chia cắt mạnh mẽ.
  • B. quá trình hình thằnh đất diễn ra rất yếu.   
  • c. các lớp băng hà rộng lớn được hình thành trên lục địa, hạ thấp mực nước ở các đại dương.
  • D. hạn chế sự di cư của các động vật trên cạn, sinh vật dưới nước hoạt động tự do hơn.    

Câu 20: Mối quan hệ qua lại lẫn nhau của các thành phần vật chất giữa các quyển trong lớp vỏ địa lí tạo nên

  • A.Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
  • B. Quy luật địa đới.
  • C. Quy luật phi địa đới.
  • D. Quy luật đai cao.

Câu 21: Chiều dày của lớp vỏ đại lí

  • A. từ 25-30 km
  • B. từ 30-35 km
  • C. từ 30-40 km
  • C. từ 35-40 km

Câu 22: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm

  • A. Toàn bộ vỏ trái đất
  • B. Vỏ trái đất và khí quyển bên trên
  • C. Toàn bộ các địa quyển
  • D. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Câu 23: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí là

  • A. Giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển.
  • B. Giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.
  • C. Giới hạn trên của tầng bình lưu trong khí quyển.
  • D. Toàn bộ khí quyển của trái đất.

Câu 24: Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí trùng với giới hạn phía trên của

  • A. Khí quyển.    
  • B. Thủy quyển.
  • C. Sinh quyển.    
  • D. Thổ nhưỡng quyển.

Câu 25: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa

  • A. Các địa quyển
  • B. Các bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
  • C. Các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
  • D. Lớp vỏ địa lí và vỏ trái đất.

Câu 26:  Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật ?

  • A. Địa ô.
  • B. Địa đới.
  • C. Đai cao.
  • D.Thống nhất và hoàn chỉnh.

Câu 27: Qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là

  • A. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các thành phần của lớp vỏ địa lí
  • B. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các bộ phận của trái đất
  • C. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các loài trong sinh vật
  • D. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các tầng của khí quyển

Câu 28: Hiện tượng đất đai bị xói mòn trơ sỏi đá là do các hoạt động sản xuất nào của con người gây nên ?

  • A.Khai thác khoáng sản.
  • B.Ngăn đập làm thủy điện.
  • C.Phá rừng đầu nguồn.
  • D.Khí hậu biến đổi.

Câu 29: Theo quy luật thống nhât và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, muốn đưa bất kì lãnh thổ nào sử dụng vào mục đích kinh tế, cần phải

  • A. nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai.
  • B. nghiên cứu đại chất, địa hình.
  • C. nghiên cứu khí hậu, đất đai, địa hình.
  • D. nghiên cứu toàn diện tất cả các yếu tố địa lí.

Câu 30: Vòng đai lạnh trên trái đất có vị trí

  • A. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC của tháng nóng nhất .
  • B. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC.
  • C. Nằm từ vĩ tuyến 50o đến vĩ tuyến 70o.
  • D. Nằm từ vòng cực đến vĩ tuyến 70o.

Câu 31: Vòng đai nhiệt nào sau đây quanh năm có nhiệt độ dưới 0°c?

  • A. Vòng đai nóng.       
  • B. Vòng đai ôn hòa
  • C. Vòng đai lạnh.       
  • D. Vòng đai băng giá vĩnh cửu.

Câu 32: Một trong những biểu hiện của quy luật địa đới là

  • A. sự thay đổi của thực vật theo kinh độ.
  • B. các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất.
  • C. sự thay đổi của lượng mưa theo vị trí gần hay xa biển.
  • D. sự thay đổi của các vành đai sinh vật và thổ nhưỡng theo độ cao.

Câu 33: Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là

  • A. tác động của các dòng biển nóng và dòng biên lạnh.
  • B. ngoại lực bào mòn, san bằng các địa hình,
  • C. bức xạ Mặt Trời thay đổi từ Xích đạo đến hai cực.
  • D. nội lực dẫn đến sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

Câu 34: Biểu hiện nào sau đây không phải biểu hiện của tính địa đới?

  • A. Trên các lục địa, khí hậu phân hóa từ Đông sang Tây.
  • B. Trên Trái Đất có năm vòng đai nhiệt.
  • C. Trên Địa Cầu có bảy vòng đai địa lí.
  • D. Trên các lục địa, từ cực về Xích đạo có sự thay thế các thảm thực vật.

Câu 35: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo

  • A. Thời gian.
  • B. Độ cao và hướng địa hình.
  • C. Vĩ độ.
  • D. Khoảng cách gần hay xa đại dương.

Câu 36: Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là

  • A. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời tới trái đất theo mùa.
  • B. Sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên trái đất.
  • C. Sự chênh lệch thời gian chiếu sang trong năm theo vĩ độ.
  • D. Góc chiếu của tia sang mặt trời đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ.

Câu 37: Các đới gió nào sau đây biểu hiện quy luật địa đơĩ?

  • A. Gió đất, gió biển, gió mùa.
  • B. Gió đất, gió biển
  • C. Gió mùa, gió núi, gió thung lũng.
  • D. Gió Đông cực, gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch.

Câu 38: Vòng đai ôn hòa trên trái đất có vị trí

  • A. Nằm giữa chí tuyến và vòng cực.
  • B. Nằm giữa đường đẳng nhiệt năm + 20oC và đường đẳng nhiệt + 10oC của tháng nóng nhất.
  • C. Nằm từ vĩ tuyến 30o đến vĩ tuyến 50o.
  • D. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt + 20oC và + 10oC của tháng nóng nhất.

Câu 39: Vòng đai băng giá vĩnh cửu có đặc điểm

  • A. Nằm bao quanh cực, nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0oC.
  • B. Nằm bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
  • C. Nằm từ vĩ tuyến 70o lên cực, nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0oC.
  • D. Nằm từ vĩ tuyến 70o lên cực, nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.

Câu 40: Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây ?

  • A. Vòng tuần hoàn của nước.
  • B. Các hoàn lưu trên đại dương.
  • C. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.
  • D. Các vành đai đất và thực vật theo độ cao.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác