Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời bài 10 Mưa

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 10 Mưa - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do

  • A. có nhiều khu vực địa hình núi cao đồ sộ.
  • B. các dòng biển lạnh ở cả hai bờ đại dương.
  • C. có gió thường xuyên và gió mùa thổi đến.
  • D. các khu khí áp cao hoạt động quanh năm.

Câu 2: Các khu áp thấp thường có lượng mưa

  • A. trung bình.
  • B. rất ít.
  • C. rất lớn.
  • D. lớn.

Câu 3: Trên Trái Đất, mưa ít nhất ở vùng

  • A. xích đạo.
  • B. chí tuyến.
  • C. cực.
  • D. ôn đới.

Câu 4: Những vùng ở sâu trong lục địa mưa rất ít do đâu?

  • A. Chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.
  • B. Mưa chủ yếu do ngưng kết tại chỗ.
  • C. Ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến.
  • D. Không có gió từ đại Dương thổi vào.

Câu 5: Nhân tố nào sau đây thường gây ra mưa nhiều?

  • A. Gió đất, gió biển.
  • B. Gió Đông cực.
  • C. Gió Mậu dịch.
  • D. Dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 6: Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không mưa là do

  • A. không khí ẩm không bốc lên được lại bị gió thổi đi.
  • B. vị trí nằm sâu trong đất liền, diện tích lục địa lớn.
  • C. nhiệt độ không khí cao, chứa nhiều không khí khô.
  • D. nhiệt độ thấp, không khí ẩm không bốc lên được.

Câu 7: Nhận định nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của hướng địa hình đến sự phân bố mưa?

  • A. Khuất gió mưa trung bình.
  • B. Núi cao khô ráo không mưa.
  • C. Đón gió mưa nhiều.
  • D. Càng lên cao mưa càng nhiều.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

  • A. Mưa không nhiều ở hai vùng ôn đới.
  • B. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.
  • C. Mưa không nhiều ở vùng xích đạo.
  • D. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

Câu 9: Vùng cực có mưa ít là do tác động của yếu tố nào?

  • A. Frông.
  • B. Áp thấp.
  • C. Địa hình.
  • D. Áp cao.

Câu 10: Nguyên nhân chính làm cho các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do

  • A. bức xạ lớn từ Mặt Trời.
  • B. có dòng biển lạnh.
  • C. diện tích lục địa lớn.
  • D. đây là khu vực áp cao.

Câu 11: Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện của yếu tố nào?

  • A. Frông nóng.
  • B. Frông cực.
  • C. Dải hội tụ nhiệt đới.
  • D. Frông lạnh.

Câu 12: Các khu khí áp thấp có nhiều mưa là do

  • A. Không khí ẩm được đẩy lên cao.
  • B. Luôn có gió quanh rìa thổi ra ngoài.
  • C. Không khí ẩm không được bốc lên.
  • D. Luôn có gió từ trung tâm thổi đi.

Câu 13: Miền có gió Mậu dịch thổi qua mưa ít do đâu?

  • A. Gió không qua đại Dương.
  • B. Tính chất của gió khô, nóng.
  • C. Gió xuất phát từ vùng áp cao.
  • D. Tốc độ gió yếu và chậm.

Câu 14: Ở trong vùng nội địa, xa đại dương có đặc điểm gì?

  • A. Mưa theo mùa.
  • B. Rất ít mưa.
  • C. Mưa khá nhiều.
  • D. Mưa rất lớn.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

  • A. Mưa nhiều ở vùng vĩ độ trung bình.
  • B. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.
  • C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
  • D. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

Câu 16: Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều?

  • A. Nơi dòng biển lạnh đi qua.
  • B. Miền có gió Mậu dịch thổi.
  • C. Nơi ở rất sâu giữa lục địa.
  • D. Miền có gió thổi theo mùa.

Câu 17: Nơi có ít mưa thường là ở khu vực nào?

  • A. Xa đại dương.
  • B. Gần đại dương.
  • C. Khu vực khí áp thấp.
  • D. Trên dòng biển nóng.

Câu 18: Nơi nào sau đây có mưa ít?

  • A. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi.
  • B. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.
  • C. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp.
  • D. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh.

Câu 19: Nơi tranh chấp giữa khối khí nóng và khối khí lạnh thường

  • A. mưa.
  • B. khô.
  • C. nóng.
  • D. lạnh.

Câu 20: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có mưa lớn do đâu?

  • A. Gió mùa mùa hạ thổi từ đại Dương vào lục địa.
  • B. Cả hai loại gió đều đi qua biển bố sung hơi nước.
  • C. Gió mùa mùa đông qua biển đem theo hơi nước.
  • D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn của áp thấp.

Câu 21: Các nhân tố nào sau đây thường gây ra nhiễu loạn thời tiết rất mạnh?

  • A. Gió Đông cực, frông ôn đới.
  • B. Frông ôn đới, gió Mậu dịch.
  • C. Hội tụ nhiệt đới, frông ôn đới.
  • D. Gió Mậu dịch, gió Đông cực.

Câu 22: Khu vực áp cao chí tuyến thường có hoang mạc lớn do

  • A. khô.
  • B. ẩm.
  • C. lạnh.
  • D. nóng.

Câu 23: Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của yếu tố nào?

  • A. Gió mùa.
  • B. Áp thấp.
  • C. Áp cao.
  • D. Địa hình.

Câu 24: Nơi nào sau đây có nhiều mưa?

  • A. Khu khí áp cao.
  • B. Khu khí áp thấp.
  • C. Miền có gió Đông cực.
  • D. Miền có gió Mậu dịch.

Câu 25: Trên Trái Đất, mưa nhiều nhất ở vùng

  • A. cực.
  • B. xích đạo.
  • C. chí tuyến.
  • D. ôn đới.

Xem đáp án

Xem toàn bộ: Giải bài 10 Mưa


Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác