Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cách đọc bản đồ đúng là gì?

  • A. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ.
  • B. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ.
  • C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.
  • D. Đọc bảng chú giải.

Câu 2: Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là

  • A. các nhà máy, đường giao thông.
  • B. các luồng di dân, các luồng vận tải.
  • C. biên giới, đường giao thông.
  • D. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá.

Câu 3: Trong bản đồ khí hậu, đối tượng nào sau đây có thể được biểu hiện bằng phương pháp bản đồ biểu đồ?

  • A. Hướng bão di chuyển.
  • B. Các miền khí hậu.
  • C. Các vùng khí hậu.
  • D. Tương quan nhiệt ẩm.

Câu 4: Để thể hiện sự phần bố dân cư trên bản đồ, người ta thường dùng 

  • A. phương pháp bản đồ - biểu đồ.
  • B. phương pháp chấm điểm.
  • C. phương phảp kí hiệu đường chuyển động.
  • D. phương pháp kí hiệu.

Câu 5: Phương pháp đường chuyển động thể hiện nội dung nào sau đây của đối tượng địa lí?

  • A. Hướng di chuyển.
  • B. Mật độ phân bố.
  • C. Giá trị tổng cộng.
  • D. Không gian phân bố.

Câu 6: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện điều gì?

  • A. Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ.
  • B. Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ.
  • C. Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ.
  • D. Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ.

Câu 7: Theo quy ước kí hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí như thế nào trên bản đồ

  • A. Đặt bên phải vị trí của đối tượng địa lí.
  • B. Đặt bên trái vị trí của đối tượng địa lí.
  • C. Đặt phía dưới vị trí của đối tượng địa lí.
  • D. Đặt vào đúng vị trí của đối tượng địa lí.

Câu 8: Để thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ, phương pháp nào sau đây là thích hợp nhất?

  • A. Nền chất lượng.
  • B. Đường đẳng trị.
  • C. Bản đồ - biểu đồ.
  • D. Khoanh vùng.

Câu 9: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng

  • A. sự khác nhau về độ nét kí hiệu.
  • B. sự khác nhau về hình dạng kí hiệu.
  • C. sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.
  • D. sự khác nhau về màu sắc kí hiệu.

Câu 10: Tỉ lệ bản đồ và lãnh thổ biểu hiện không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Tỉ lệ càng nhỏ, lãnh thổ biểu hiện được càng lớn.
  • B. Tỉ lệ càng nhỏ thì độ khái quát hóa càng cao.
  • C. Tỉ lệ bản đồ lớn thì khó xác định các đặc điểm lãnh thổ.
  • D. Tỉ lệ bản đồ nhỏ thường biểu thị lãnh thổ lớn.

Câu 11: Trong phương pháp đường chuyển động, để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí, người ta sử dụng các mũi tên ra sao?

  • A. Các mũi tên dài - ngắn hoặc dày - mảnh khác nhau.
  • B. Các mũi tên có màu sắc khác nhau.
  • C. Các mũi tên có đường nét khác nhau.
  • D. Các mũi tên chỉ nhiều hướng khác nhau.

Câu 12: Phương pháp biểu hiện nào sau đây thể hiện được vị trí, số lượng, chất lượng của đối tượng địa lí?

  • A. Bản đồ - biểu đồ.
  • B. Khoanh vùng.
  • C. Chấm điểm.
  • D. Kí hiệu.

Câu 13: Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lí mà còn thể hiện được 

  • A. hướng di chuyển của đối tượng địa lí.
  • B. giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.
  • C. Số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng hoặc động lực phát triển của đối tượng địa lí.
  • D. khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.

Câu 14: Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là gì?

  • A. Hình học, nền màu, chữ.
  • B. Chữ, hình học, đường thẳng.
  • C. Tượng hình, hình học, chữ.
  • D. Đường thẳng, hình học, nền màu.

Câu 15: Khi muốn phân tích khả năng phát triển thủy điện của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?

  • A. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất
  • B. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.
  • C. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.
  • D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.

Câu 16: Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố như thế nào?

  • A. Thành từng vùng.
  • B. Theo luồng di chuyển.
  • C. Theo những điểm cụ thể.
  • D. Phân tán lẻ tẻ.

Câu 17: Bản đồ được sử dụng

  • A. Rộng rãi trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
  • B. Rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • C. Chủ yếu trong các ngành công nghiệp và khối quân sự, cơ khí.
  • D. Chủ yếu trong ngành khí tượng, thủy văn và thăm dò địa chất.

Câu 18: Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ

  • A. Tỉ lệ bản đồ.
  • B. Ảnh trên bản đồ.
  • C. Tên bản đồ.
  • D. Phần chú giải. 

Câu 19: Để xác định vị trí của một người, một vật hay một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào

  • A. phương hướng trên bản đồ.
  • B. hệ thống kí hiệu của bản đồ.
  • C. hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến.
  • D. kim chỉ hướng bắc của bản đồ.

Câu 20: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng về bản đồ?

  • A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.
  • B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.
  • C. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.
  • D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng. 

Câu 21: Để khai thác tốt từng nội dung, chúng ta cần tìm hiểu

  • A. hệ thống kí hiệu bản đồ, tỉ lệ bản đồ; xác định vĩ độ, kinh độ và loại kích thước.
  • B. hệ thống kí hiệu bản đồ, lược đồ, sơ đồ, phươn pháp biểu hiện, phương hướng.
  • C. hệ thống kí hiệu bản đồ, tỉ lệ bản đồ; xác định vĩ độ, kinh độ và phương hướng.
  • D. hệ thống kí hiệu bản đồ, các lược đồ; xác định vĩ độ, kinh độ và phương hướng.

Câu 22: Để tìm hiểu về hiện tượng động đất, núi lửa thì cần phải sử dụng bản đồ nào dưới đây?

  • A. Bản đồ khí hậu.
  • B. Bản đồ địa hình.
  • C. Bản đồ địa chất.
  • D. Bản đồ nông nghiệp.

Câu 23: Các bước sử dụng bản đồ thường gặp trong đời sống hằng ngày không phải là

  • A. tìm đường đi.
  • B. xác định hướng.
  • C. tính khoảng cách.
  • D. xác định vị trí.

Câu 24: Việc sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về

  • A. tự nhiên, xã hội - dân cư và rèn luyện các kĩ năng địa lí.
  • B. tự nhiên, kinh tế, lịch sử và rèn luyện các kĩ năng địa lí.
  • C. tự nhiên, kinh tế - xã hội và rèn luyện các kĩ năng địa lí.
  • D. tự nhiên, không gian vũ trụ, rèn luyện các kĩ năng địa lí.

Câu 25: Tìm đường đi trên bản đồ gồm có mấy bước?

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 5.

Câu 26: Tỉ lệ bản đồ 1:5 000 000 có nghĩa là

  • A. 1 cm trên bản đồ hằng 500 m trên thực địa.
  • B. 1 cm trên bản đồ bằng 50 km trên thực địa.
  • C. 1 cm trên hản đồ bằng 5 km trên thực địa.
  • D. 1 cm Irên bản đồ bằng 5.000 m trên thực địa.

Câu 27: Để tìm hiểu chế độ nước của một con sông ở vùng nhiệt đới, cần phải sử dụng bản đồ nào?

  • A. Bản đồ khí hậu.
  • B. Bản đồ địa hình.
  • C. Bản đồ địa chất.
  • D. Bản đồ thổ nhưỡng.

Câu 28: Mảng kiến tạo không có đặc điểm gì?

  • A. Chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.
  • B. Bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
  • C. Luôn luôn đứng yên không di chuyển.
  • D. Những bộ phận lớn của đáy đại dương.

Câu 29: Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

  • A. Mảng Âu-Á và mảng Nam Cực.
  • B. Mảng Âu-Á và mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.
  • C. Mảng Âu-Á và mảng Phi-lip-pin.
  • D. Mảng Âu-Á và mảng Thái Bình Dương.

Câu 30: Ở đại dương trong lớp vỏ Trái Đất không có tầng nào sau đây?

  • A. Trầm tích.
  • B. Granit.
  • C. Macma.
  • D. Badan.

Câu 31: Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ có đặc điểm gì?

  • A. Có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.
  • B. Những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.
  • C. Có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.
  • D. Có những sống núi ngầm ở đại dương.

Câu 32: Ở nước ta, vùng nào tập trung nhiều đá ba-dan nhất cả nước?

  • A. Bắc Trung Bộ.
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Tây Bắc.
  • D. Đông Bắc.

Câu 33: Ở nước ta, vùng nào tập trung nhiều đá vôi nhất cả nước?

  • A. Tây Nguyên.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Tây Bắc.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 34: Dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

  • A. Mảng Nam Mĩ và mảng Na-xca.
  • B. Mảng Nam Mĩ và mảng Âu-Á.
  • C. Mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ.
  • D. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi-lip-pin.

Câu 35: Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là gì?

  • A. Badan, trầm tích, granit.
  • B. Granit, badan, trầm tích.
  • C. Trầm tích, badan, granit.
  • D. Trầm tích, granit, badan.

Câu 36: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá biến chất?

  • A. Đá ba-dan.
  • B. Đá gơ-nai.
  • C. Đá gra-nit.
  • D. Đá Hoa.

Câu 37: Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là bao nhiêu?

  • A. 30 km.
  • B. 50 km.
  • C. 5 km.
  • D. 15 km.

Câu 38: Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở điểm nào?

  • A. Tầng granit rất mỏng.
  • B. Không có tầng đá granit.
  • C. Không có tầng đá trầm tích.
  • D. Có một ít tầng trầm tích.

Câu 39: Vỏ Trái Đất ở lục địa có độ dày là bao nhiêu?

  • A. 90 km.
  • B. 50 km.
  • C. 70 km.
  • D. 30 km.

Câu 40: Chuỗi hồ Lớn ở cao nguyên Đông Phi được hình thành do tác động của

  • A. sự vận động nâng lên, hạ xuống.
  • B. động đất, thiên tai và con người.
  • C. các khúc uốn của sông, địa hình.
  • D. các vận động đứt gãy, tách giãn.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác