Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời bài 40 Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 40 Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là một phương thức quan trọng của tăng trưởng xanh?

  • A. Giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • B. Thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.
  • C. Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
  • D. Nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thủng tầng ôdôn là do

  • A. tác động của các trận bão lớn, áp thấp nhiệt đới và hoạt động sản xuất.
  • B. sự suy giảm diện tích rừng, phát triển nông nghiệp xanh, khai thác than.
  • C. việc phát thải các khí gây hại trong sản xuất và sinh hoạt của con người.
  • D. hoạt động phun trào của núi lửa, trong tự nhiên xuất hiện nhiều thiên tai.

Câu 3: Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?

  • A. Hội nghị Thượng đỉnh G20.
  • B. Hội nghị các nước ASEAN.
  • C. Hội nghị cộng đồng Pháp ngữ.
  • D. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng khi giải quyết vấn đề môi trường?

  • A. Tôn trọng quyền tự quyết xả thải của các quốc gia.
  • B. Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường.
  • C. Kiểm soát môi trường nhờ các tiến bộ về khoa học.
  • D. Đảm bảo hoà bình, công bằng giữa các quốc gia.

Câu 5: Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong công nghiệp là

  • A. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.
  • B. phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái.
  • C. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
  • D. duy trì, nâng cao năng suất và lợi nhuận. 

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng với tăng trưởng xanh?

  • A. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phát triển nông nghiệp.
  • B. Giảm năng lực cạnh tranh do áp dụng khoa học - công nghệ.
  • C. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.
  • D. Tăng phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của tăng trưởng xanh?

  • A. Giảm phát thải khí nhà kính.
  • B. Xanh hoá rừng trồng đầu nguồn và rừng phòng hộ.
  • C. Xanh hoá lối sống, tiêu dùng bền vững.
  • D. Xanh hoá trong sản xuất.

Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng với tăng trưởng xanh?

  • A. Tăng năng lực cạnh tranh nhờ áp dụng khoa học - công nghệ.
  • B. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng.
  • C. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phát triển nông nghiệp.
  • D. Giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Câu 9: Mô hình định hướng của tăng trưởng xanh là

  • A. thúc đẩy sự phát triển cac-bon ở mức trung bình và tiến bộ xã hội.
  • B. đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho các thế hệ sau.
  • C. tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới và hóa thạch.
  • D. tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế mới, nguồn tài nguyên.

Câu 10: Xanh hóa trong sản xuất không có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Sử dụng năng lượng tái tạo và các vật liệu thay thế.
  • C. Phát triển nông nghiệp hữu cơ và áp dụng khoa học.
  • D. Đô thị hoá bền vững gồm xử lí rác thải và chất thải.

Câu 11: Giải pháp để phát triển bền vững về xã hội không phải là

  • A. đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng cách tạo việc làm ổn định.
  • B. thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
  • C. phát triển văn hoá hài hoà với phát triển kinh tế.
  • D. xây dựng hệ thống xử lí nước thải.

Câu 12: Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong nông nghiệp là

  • A. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.
  • B. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
  • C. phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái.
  • D. sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao.

Câu 13: Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Đô thị hoá bền vững gồm xử lí rác thải và chất thải.
  • B. Phát triển nông nghiệp hữu cơ và áp dụng khoa học.
  • C. Sử dụng năng lượng tái tạo và các vật liệu thay thế.
  • D. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Câu 14: Tỉ lệ phát thải khí nhà kính của ngành kinh tế nào chiếm tỉ trọng cao?

  • A. Trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
  • B. Công nghiệp năng lượng và hoạt động giao thông vận tải.
  • C. Dịch vụ du lịch.
  • D. Khai thác khoáng sản.

Câu 15: Phát triển bền vững được tiến hành trên các phương diện

  • A. bền vững xã hội, kinh tế, môi trường.
  • B. bền vững môi trường, xã hội, dân cư.
  • C. bền vững xã hội, kinh tế, tài nguyên.
  • D. bền vững kinh tế, môi trường, văn hóa.

Câu 16: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở nhiều nước đang phát triển tại Trung Á, châu Phi, Mĩ La-tinh là

  • A. máy móc.
  • B. khoáng sản.
  • C. lâm sản.
  • D. thuỷ sản.

Câu 17: Chất khí nào là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính?

  • A. CH$_{4}$.
  • B. SO$_{2}$.
  • C. CFC.
  • D. CO$_{2}$.

Câu 18: Xanh hóa trong sản xuất không có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Mở rộng các khu kinh tế, vùng kinh tế.
  • B. Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số.
  • C. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
  • D. Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn.

Câu 19: Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển nào?

  • A. Tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội.
  • B. Tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ.
  • C. Sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật.
  • D. Sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.

Câu 20: Các vấn đề xã hội hiện nay cần giải quyết không phải là

  • A. khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập.
  • B. tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ.
  • C. bùng nổ dân số, già hoá dân số.
  • D. chính sách an sinh xã hội.

Câu 21: Biểu hiện của xanh hóa trong lối sống không phải là

  • A. sử dụng xe công cộng.
  • B. tái sử dụng nhiều đồ.
  • C. đổ chất thải vào nước.
  • D. tiết kiệm năng lượng.

Câu 22: Mục tiêu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2030 về tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lí theo quy định đạt

  • A. 15%.
  • B. 30%.
  • C. 85%.
  • D. 95%.

Câu 23: Biểu hiện của xanh hóa trong lối sống là

  • A. đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
  • B. tăng cường dùng năng lượng tái tạo.
  • C. ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.
  • D. áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Câu 24: Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?

  • A. La Hay.
  • B. Rio de Janero.
  • C. Luân Đôn.
  • D. New York.

Câu 25: Ý nào sau đây là mục tiêu của phát triển bền vững?

  • A. Tương tác giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội.
  • B. Ưu tiên phát triển kinh tế.
  • C. Phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
  • D. Ưu tiên phát triển xã hội, bảo vệ môi trường.

Câu 26: Diện tích rừng trên thế giới bị thu hẹp nghiêm trọng chủ yếu do đâu?

  • A. Xây dựng nhiều thuỷ điện.
  • B. Đẩy mạnh khai khoáng.
  • C. Sự tàn phá của chiến tranh.
  • D. Việc khai thác quá mức.

Câu 27: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến suy thoái, ô nhiễm môi trường?

  • A. Sử dụng máy móc cũ kĩ, công nghệ lạc hậu.
  • B. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
  • C. Hệ thống pháp luật về môi trường còn hạn chế.
  • D. Đông dân, kinh tế còn phụ thuộc tự nhiên.

Câu 28: Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là gì?

  • A. Sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.
  • B. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
  • C. Trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.
  • D. Ít phát tán khí thải so với các nước khác.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác