Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 bài 5 Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là do
- A. Trái Đất có dạng hình cầu và nghiêng một góc không đổi bằng 66°33’.
- B. vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời luôn luôn thay đổi.
- C. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
D. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi.
Câu 2: Ngày 22/12, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ nào sau đây?
- A. 23°27'B.
B. 23°27'N.
- C. 66°33'N.
- D. 66°33'B.
Câu 3: Nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
- A. Nội chí tuyến.
- B. Chí tuyến.
C. Ngoại chí tuyến.
- D. Xích đạo.
Câu 4: Ngày nào sau đây ở bán cầu Bắc có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm?
A. 22/12.
- B. 22/6.
- C. 21/3.
- D. 23/9.
Câu 5: Những ngày nào sau đây ở mọi nơi trên Trái Đất có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?
- A. 22/6 và 21/3.
- B. 23/9 và 22/6.
C. 21/3 và 23/9.
- D. 21/3 và 22/12.
Câu 6: Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là
- A. Vĩ độ 23°B.
- B. Vòng cực Bắc.
C. Chí tuyến Bắc.
- D. Vĩ độ 30°B.
Câu 7: Ngày nào sau đây ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm?
- A. 21/3.
- B. 23/9.
- C. 22/12.
D. 22/6.
Câu 8: Theo quy định, những địa điểm thuộc kinh tuyến nào dưới đây được đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất?
A. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 0°.
- B. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 180°.
- C. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90°Đ.
- D. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90°T.
Câu 9: Ngày nào sau đây ở bán cầu Bắc có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm?
- A. 21/3.
- B. 22/12.
C. 22/6.
- D. 23/9.
Câu 10: Ngày nào sau đây ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm?
A. 22/12.
- B. 23/9.
- C. 21/3.
- D. 22/6.
Câu 11: Vĩ tuyến nào sau đây nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhất trong năm?
- A. Vòng cực.
B. Xích đạo.
- C. Chí tuyến.
- D. Cực.
Câu 12: Tại cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022 thì ở phía đông sẽ là ngày bao nhiêu?
A. 27/02/2022.
- B. 28/02/2022.
- C. 29/02/2022.
- D. 01/03/2022.
Câu 13: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời thì
A. quanh năm đều là ngày.
- B. sự sống vẫn tồn tại và phát triển.
- C. ngày, đêm trên Trái Đất dài một năm.
- D. Trái Đất nhận được lượng nhiệt lớn.
Câu 14: Nguyên nhân nào sau đây không sinh ra lực Côriôlit?
- A. Hướng chuyển động từ tây sang đông.
B. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
- C. Trái Đất tự quay quanh trục.
- D. Vận tốc dài ở các vĩ tuyến khác nhau.
Câu 15: Đối với các nước theo Dương lịch ở bán câu Bắc, ngày bắt đầu mùa xuân là
- A. 15/01.
- B. 01/01.
C. 21/3.
- D. 05/02.
Câu 16: Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là
- A. vĩ độ 23°B.
- B. vòng cực Bắc.
C. chí tuyến Bắc.
- D. vĩ độ 30°B.
Câu 17: Trong khi bán cầu Bắc đang là mùa đông thì ở bán cầu Nam là
- A. mùa xuân.
B. mùa hạ.
- C. mùa thu.
- D.mùa đông.
Câu 18: Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do
- A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông.
- B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo trục nghiêng và không đổi hướng.
- D. Trái Đất thực hiện cùng lúc hai chuyển động tự quay và quay quanh Mặt Trời.
Câu 19: Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
- A. Đặc điểm bề mặt đệm.
B. Độ lớn góc nhập xạ.
- C. Vận tốc quay của Trái Đất.
- D. Thời gian chiếu sáng.
Câu 20: Vận tốc tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?
- A. Tăng dần từ xích đạo về hai cực.
- B. Giống nhau ở tất cả các vĩ tuyến.
- C. Lớn nhất ở chí tuyến, giảm dần về hai cực.
D. Lớn nhất ở xích đạo, giảm dần về hai cực.
Câu 21: Vào ngày nào trong năm các địa điểm ở bán cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhiều nhất?
- A. 22/12.
- B. 23/9.
C. 22/6.
- D. 21/3.
Câu 22: Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần duy nhất trong năm là
- A. cực Bắc.
B. chí tuyến.
- C. xích đạo.
- D. vòng cực.
Câu 23: Kinh tuyến nằm giữa múi giờ số 7 là kinh tuyến
- A. 75°Ð.
- B. 75°T.
C. 105°Ð.
- D. 105°T.
Câu 24: Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
- A. Đặc điểm bề mặt đệm.
B. Độ lớn góc nhập xạ.
- C. Vận tốc quay của Trái Đất.
- D. Thời gian chiếu sáng.
Câu 25: Những nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
- A. Xích đạo và vòng cực.
- B. Vòng cực và chí tuyến.
- C. Xích đạo và hai cực.
D. Vòng cực và hai cực.
Câu 26: Quốc gia nào sau đây có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất?
A. Liên bang Nga.
- B. Trung Quốc.
- C. Ca-na-đa.
- D. Hoa Kì.
Câu 27: Một số nơi Trái Đất xảy ra hiện tượng “đêm địa cực” khi
- A. ngày dài 24h.
B. đêm dài 24h.
- C. đêm dài 12h.
- D. ngày dài 12h.
Câu 28: Thời gian bắt đầu các mùa ở nước ta thường đến sớm hơn các nước vùng ôn đới khoảng bao nhiêu ngày?
- A. 60 ngày.
- B. 15 ngày.
C. 45 ngày.
- D. 30 ngày.
Bình luận