Giải SBT bài 5: Hệ quả địa lí chuyển động của Trái Đất
Hướng dẫn giải bài 5: Hệ quả địa lí chuyển động của Trái Đất trang SBT địa lí 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài tập 1: Lựa chọn đáp án đúng.
1.1. Ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. trục Trái Đất nghiêng.
C. Trải Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Trả lời: Chọn đáp án A. Trái Đất tự quay quanh trục.
1.2. Khi Luân Đôn là 0 giờ ngày 20 - 11 - 2021 thì
A. Hà Nội là 8 giờ cùng ngày.
B. Xơ-un (Hàn Quốc) là 9 giờ cùng ngày.
C. Tô-ky-ô (Nhật Bản) là 10 giờ cùng ngày.
D. Béc+in (Đúc) là 2 giờ cùng ngày.
Trả lời: Chọn đáp án B. Xơ-un (Hàn Quốc) là 9 giờ cùng ngày.
1.3. Khi Hà Nội là 9 giờ ngày 2 - 9 - 2021 thì
A. Tô-ky-ô (Nhật Bản) là 9 giờ cùng ngày.
B. Luân Đôn (Anh) là 2 giờ cùng ngày.
C. Băng Cốc (Thái Lan) là 8 giờ cùng ngày.
D. Xơ-un (Hàn Quốc) là 12 giớ cùng ngày.
Trả lời: Chọn đáp án B. Luân Đôn (Anh) là 2 giờ cùng ngày.
1.4. Nếu múi giờ số 12 đang là 2 giờ ngày 15 - 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao u?
A. 7 giờ ngày 15 - 2. B. 7 giờ ngày 14 - 2.
C. 21 giờ ngày 15 - 2. D. 21 giờ ngày 14 - 2.
Trả lời: Chọn đáp án D. 21 giờ ngày 14 - 2.
1.5. Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là
A. kinh tuyến 0° đi qua múi giờ số 0.
B. kinh tuyến 90°Ð đi qua giữa múi giờ số 6 (+6).
C. kinh tuyến 180° đi qua giữa múi giờ số 12 (+12).
D. kinh tuyến 90%T đi qua giữa múi giờ số 18 (-6).
Trả lời: Chọn đáp án C. kinh tuyến 180° đi qua giữa múi giờ số 12 (+12).
1.6. Đường chuyển ngày quốc tế không phải là đường thẳng do
A. Trái Đất hình khối cầu không phải mặt phẳng.
B. được điểu chỉnh theo biên giới quốc gia.
C. kinh tuyến 180 không phải là đường thẳng.
D. nằm giữa biển.
Trả lời: Chọn đáp án B. được điểu chỉnh theo biên giới quốc gia.
1.7. Những ngày nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?
A. Ngày 21 - 3 và ngày 22 - 8. B. Ngày 21 - 3 và ngày 23 - 9.
C. Ngày 22 - 6 và ngày 23 - 9. D. Ngây 22 - 6 và ngày 22 - 12.
Trả lời: Chọn đáp án B. Ngày 21 - 3 và ngày 23 - 9.
Bài tập 2: Dựa vào hình 5.1 SGK và kiến thức đã học, hãy trình bay đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất hiện tượng ngày đêm diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: chiều tự quay từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ), trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 66°33 với mặt phẳng quỹ đạo,chu kì tự quay là 24 giờ (một ngày đêm), vận tốc tự quay lớn nhất ở Xích đạo và nhỏ nhất ở hai cực.....
- Nếu Trái Đất chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa chìm trong bóng tối là đêm. Một năm chỉ có một ngày và một đêm. Nửa Trái Đất là ban ngày được Mặt Trời chiếu sáng nên nhiệt độ rất cao, nửa Trái Đất là ban đêm thì nhiệt độ rất thấp. Ranh giới giữa ban ngày và ban đêm có sự chênh lệch khí áp rất lớn, nửa ban ngày có áp thấp cực sâu và nửa ban đêm có áp cao cực mạnh, do đó sinh ra các luồng gió cực mạnh từ nửa ban đêm sang nửa ban ngày. Với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ vá áp suất như thế sẽ không thẻ tồn tại sự sống trên Trái Đất được.
Bài tập 3: Khi ở Luân Đôn (Anh) là 9 giờ ngày 20 - 11 - 2021 thì cùng lúc đó ở các thành phố Hà Nội (múi số 7), Mát-xcơ-va (múi số 2), Niu Oóc (múi số 19). Ri-ô đê Gia-nê-rô (múi số 21) là mấy giờ, ngày nào?
Trả lời:
- Hà Nội: 9 giờ + 7 = 16 giờ ngày 20 - 11 - 2021.
- Mát-xcơ-va: 9 giờ + 2 = 11 giờ ngày 20 - 11 - 2021.
- Niu Oóc: 9 giờ — (24 - 19) = 4 giờ ngày 20 - 11 - 2021.
- Ri-ô đê Gia-nê-rô: 9 giờ - (24 - 21) = 6 giờ ngày 20 - 11 - 2021.
Bài tập 4: Vẽ hình thể hiện độ dài ban ngày và bạn đêm của các địa điểm trên Trái Đất vào ngày 21 - 3 và ngày 23 - 9.
Trả lời:
Bài tập 5: Dựa vào hình dưới đây và kiến thức đã học:
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở bán cầu Bắc
- Trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Xác định 4 ngày mở đầu 4 mùa ở các nước vùng ôn đới bán cầu Nam.
- Cho biết thời gian các mùa diễn ra ở các nước vùng ôn đới bán cầu Nam.
Trả lời:
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là:
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elip gần tròn.
- Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66932 trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi.
4 ngày mở đầu 4 mùa ở các nước ôn đới bán cầu Nam là:
- Mùa xuân: bắt đầu từ ngày 23/9
- Mùa hạ: bắt đầu từ ngày từ 22/12
- Mùa thu: bắt đầu từ ngày từ 21/3
- Mùa đông: bắt đầu từ ngày từ 22/6
Thời gian các mùa diễn ra ở các nước ôn đới bán cầu Nam là:
- Mùa xuân: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
- Mùa hạ: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).
- Mùa thu: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).
- Mùa đông: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
Bài tập 6: Dựa vào hình dưới đây:
Hiện tượng ngày và đêm vào các ngày 22 — 6 và ngày 22— 12
- Nhận xét độ dài ban ngày và ban đêm giữa các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam trên Trái Đất vào ngày 22 — 6 và ngày 22— 12. Nơi nào trên Trái Đất có ngày dài 24 giờ, đêm dài 24 giờ và nơi nào có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm?
- Cho biết độ dài thời gian ban ngày và thời gian ban đêm vào ngày 22 — 12 ở các vĩ độ: 0°, 66933'B và 909B.
Trả lời:
- Ngày 22 — 6, bán cầu Bắc có độ dài ban ngày lớn hơn độ dài ban đêm, bán cầu Nam ngược lại.
- Ngày 22 — 12, bán cầu Bắc có độ đài ban ngày nhỏ hơn độ dài ban đêm, bán câu Nam ngược lại.
Vĩ độ | Thời gian ban ngày | Thời gian ban đêm |
00 | 12 giờ | 12 giờ |
66033’B | 0 giờ | 24 giờ |
900B | 0 giờ | 24 giờ |
Bài tập 7: Ghép các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.
HIỆN TƯỢNG MÙA Ở CÁC VÙNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Các vùng | Đặc điểm mùa |
1. Xích đạo | a) Bốn mùa rõ rệt |
2. Nhiệt đới | b) Một mùa nóng quanh năm |
3. Ôn đới | c) Một mùa lạnh quanh năm |
4. Vùng cực | d) Hai mùa nhưng không rõ rệt |
Trả lời:
Ghép số 1 với b)
Ghép số 2 với d)
Ghép số 3 với a)
Ghép số 4 với c)
Bài tập 8: Ghép ô giữa với ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
MÙA Ở CÁC BÁN CẦU
Bán cầu Bắc | Thời gian | Bán cầu Nâ. m |
A. Mùa xuân | 1. Từ ngày 21 -3 đến ngày 22 – 6 | a) Mùa xuân |
B. Màu hạ | 2. Từ ngày 22 – 6 đến ngày 23 – 9 | b) Mùa hạ |
C. Mùa thu | 3. Từ ngày 23 – 9 đến ngày 22 – 12 | c) Mùa thu |
D. Mùa đông | 4. Từ ngày 22 -12 đến ngày 21 -3 | d) Mùa đông |
Trả lời:
Nối A - 1 - c)
Nối B -2 - d)
Nối C - 3 - a)
Nối D - 4 - b)
Bài tập 9: Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:
giờ địa phương | khu vực giờ | giờ quốc tế | 24 múi giờ | kinh tuyến | giờ múi |
Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thới điểm, người đứng ở các (1)................ khác nhau sẽ nhin thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau; vì vậy các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là (2).............. (hay giờ mặt trời). Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống, sản xuất. Do đó, người ta chia bề mặt Trái Đất làm (3).................... mỗi múi rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi giờ sẽ thống nhất có một giờ, đó là (4)............... Giờ ở múi số 0 (múi có đường kinh tuyến gốc chạy qua giữa mũi) được lấy làm (5).............. hay giờ GMT. Trong thực tế, ranh giới các múi giờ thường được điều chỉnh theo biên giới quốc gia, tạo thành các (6)..................
Trả lời:
(1) kinh tuyến
(2) giờ địa phương
(3) 24 múi giờ
(4) giờ múi
(5) giờ quốc tế
(6) khu vực giờ
Bài tập 10: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa những câu sai.
a) Mùa là khoảng thời gian trong năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
b) Nguyên nhân sinh ra các mùa là do dạng khối cầu của Trái Đắt.
c) Hiện tượng mùa diễn ra ngược nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
d) Bốn mùa biểu hiện rõ nhất ở vùng nhiệt đới.
Trả lời:
Câu đúng là: a, c
Câu sai là: b, d
Sửa câu b: Nguyên nhân sinh ra các mùa là đo Trái Đất quay quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 68°33'.
Sửa câu d: Bốn mùa biểu hiện rõ nhất ớ ng ôn đới.
Bài tập 11: Tại sao người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam muốn theo dõi trực tiếp các trận bóng của giải Ngoại hạng Anh thường phải thức đêm để xem. trong khi thực tế các trận bóng bên Anh thường bắt đầu vào buổi chiều?
Trả lời: Anh ở múi giờ số 0, Việt Nam có giờ sớm hơn giờ ở Anh là 7 giờ. Do đó, khi Việt Nam là ban đêm thì ở Anh mới là chiều cùng ngày.
Bài tập 12: Giải thích câu tục ngữ sau:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu tục ngữ đó đúng với những khu vực nào trên Trái Đất?
Trả lời:
- Ở Việt Nam dùng âm — dương lịch, tháng năm là cuối xuân đầu hạ nên ngày dài, đêm ngắn. Tháng mười là cuối thu đầu đông nên ngày ngắn, đêm dài.
- Câu tục ngữ trên đúng với vùng bán cầu Bắc, không đúng với vùng Xich đạo (quanh năm thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm) và ngược lại ở bán cầu Nam.
Bài tập 13: Xếp thứ tự nguyên nhân sinh ra mùa sao cho đúng.
NGUYÊN NHÂN SINH RA MÙA
1.Trái Đất nghiêng và không đổi phương hướng quá trình chuyển động quanh Mặt Trời | 2. Hình thành các mùa. |
3. Thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trờ thay đổi trong năm. | 4. Có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời. Có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. |
Trả lời: Sắp xếp theo thứ tự là: 1 - 4 - 3 - 2
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận