Giải SBT bài 14: Đất trên Trái Đất
Hướng dẫn giải bài 14: Đất trên Trái Đất trang 38 SBT địa lí 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài tập 1: Lựa chọn đáp án đúng.
1.1. Đất được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?
A. Chất khoáng, chất hữu cơ.
B. Nước và không khí.
C. Chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước.
D. Chất hữu cơ, nước và không khí.
Trả lời: Chọn đáp án C. Chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước.
1.2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vỏ phong hoá?
A. Là sản phẩm phong hoá của đá gốc.
B. Phần trên cùng của vỏ Trái Đất, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài.
C. Có cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng.
D. Dày hàng trăm mét.
Trả lời: Chọn đáp án D. Dày hàng trăm mét.
1.3. Nhân tố khởi đầu cho quá trình hình thành đất là
A. đá mẹ. B. khí hậu. C. địa hình. D. sinh vật.
Trả lời: Chọn đáp án A. đá mẹ.
1.4. Nhận định nào dưới đây không đúng đối với quá trinh hình thành đắt?
A. Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trinh hình thành đất.
B. Tính chất của đất không bị ảnh hưởng bởi tính chất của đá mẹ.
C. Địa hình có tác động chủ yếu đến quá trình phân phối lại lượng nhiệt, ẩm, tích tụ vật liệu.
D. Khí hậu tác động đến đá mẹ, địa hình và sinh vật.
Trả lời: Chọn đáp án B. Tính chất của đất không bị ảnh hưởng bởi tính chất của đá mẹ.
1.5. Tầng đất thường dày nhất ở khu vực nào dưới đây?
A. Cận cực. B. Ôn đới. C. Nhiệt đới. D. Cận nhiệt.
Trả lời: Chọn đáp án C. Nhiệt đới.
1.6. Nhân tố nào hạn chế sự xói mòn của nước, điều hoà nhiệt độ ở lớp không khí sát mặt đắt, điều hoà lại lượng nước thấm vào đất?
A. Động vật. B. Địa hình. C. Thực vật. D. Thời gian.
Trả lời: Chọn đáp án C. Thực vật.
Bài tập 2: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa các câu sai.
a) Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất.
b) Độ pH quyết định đến độ ẩm trong đất.
c) Các loại đất tự nhiên đều cần có thời gian hình thành.
d) Con người là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất.
Trả lời:
Câu đúng là: a, c
Câu sai là: b, d
Sửa câu b: Độ pH không quyết định đến độ ẩm trong đất.
Sửa câu d: Con người không tham gia vào quá trình hình thành đất tự nhiên nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc làm biến đổi đất.
Bài tập 3: Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:
thực vật | phong hóa | bề mặt | chất hữu cơ | độ phì |
Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ (1)............... các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình (2)............... các loại đá. Đất được cấu tạo bởi các thánh phần chính bao gồm chất khoáng. (3).................... không khí và nước. Đặc trưng cơ bản của đất là (4)................. Độ phì là khả năng đất cung cấp nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (như nhiệt độ, không khí....), giúp (5).................. sinh trưởng và phát triển.
Trả lời:
(1) bề mặt
(2) phong hóa
(3) chất hữu cơ
(4) độ phì
(5) thực vật
Bài tập 4: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT
Nhân tố | Tác động |
1. Đá mẹ | a) Phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu. |
2. Khí hậu | b) Phá hủy đá, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất. |
3. Địa hình | c) Tác động đến sự phát triển của các nhân tố hình thành đất khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật. |
4. Sinh vật | d) Nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất |
Trả lời:
Nối số 1 với d)
Nối số 2 với c)
Nối số 3 với a)
Nối số 4 với b)
Bài tập 5: Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau?
Trả lời:
Bất kì loại đất tự nhiên nào trên Trái Đất cũng được hình thành bởi năm nhân tố, đó là đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian. Tuỳ vào điều kiện hình thành mà mỗi nhân tố có sự tác động mạnh, yếu khác nhau, tạo nên các loại đất khác nhau về tính chất, thành phần và giá trị sử dụng.
Ví dụ: Sự tham gia của nhân tố khí hậu trong sự hình thành các loại đất khác nhau
- Vành đai nhiệt đới phổ biến nhất là quá trình hình thành đất feralit đỏ vàng.
- Vành đai ôn đới, hình thành các loại đất đông kết dưới rừng taiga như đất pốtzôn, đất đầm lầy.
- Khí hậu ôn đới hải dương ấm và ẩm, hình thành đất nâu hoặc đất xám.
Bài tập 6: Con người đã tác động như thế nào đề làm tăng độ phì trong đất?
Trả lời: Để tăng độ phì trong đất, con người đã tác động đến đất bằng nhiều hình thức khác nhau như:
- Biện pháp kĩ thuật: bón phân, thuốc hoá học đúng quy định, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh,...
- Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi đất.
- Canh tác luân canh.
- Cải tạo đất bằng việc trồng các cây họ đậu....
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận