Giải SBT bài 10 Thực hành: Đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Hướng dẫn giải bài 10 Thực hành: Đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu trang 29 SBT địa lí 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài tập 1: Lựa chọn đáp án đúng.

1.1. Dựa vào hình 10.1 SGK, cho biết đới khí hậu nhiệt đới thường nằm giữa các đới khí hậu nào?

A. Đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu cận xích đạo.

B. Đới khí hậu cận nhiệt vá đới khí hậu cận xích đạo.

C. Đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu xích đạo.

D. Đới khi hậu ôn đới và đới khi hậu xích đạo.

Trả lời: Chọn đáp án B. Đới khí hậu cận nhiệt vá đới khí hậu cận xích đạo.

1.2. Dựa vào hình 10.1 SGK, cho biết Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nào?

A. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.

B. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.

C. Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa.

D. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Trả lời: Chọn đáp án D. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

1.3. Dựa vào hình 10.1 SGK, cho biết kinh tuyến 900Ð không đi qua kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới lục địa. B. Nhiệt đới gió mùa.

C. Cận nhiệt lục địa. D. Nhiệt đới lục địa.

Trả lời: Chọn đáp án D. Nhiệt đới lục địa.

1.4. Dựa vào hình 10.2 SGK, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ và lượng mưa của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Hà Nội?

A. Nhiệt độ và lượng mưa cao vào mùa hạ, thấp vào mùa đông.

B. Nhiệt độ và lượng mưa thấp nhưng đều quanh năm.

C. Nhiệt độ rất chênh lệch giữa mùa hạ và mùa đông, lượng mưa thấp.

D. Nhiệt độ cao vào mùa hạ, thấp vào mùa đông; lượng mưa cao vào mùa đông, thấp vào mùa hạ.

Trả lời: Chọn đáp án A. Nhiệt độ và lượng mưa cao vào mùa hạ, thấp vào mùa đông.

1.5. Dựa vào hình 10.2 SGK, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của kiểu khí hậu ôn đới hải dương ở Va-len-ti-a (Ai-len)?

A. Biên độ nhiệt độ năm rất lớn.

B. Lượng mưa cao hơn 2 000 mm và đều quanh năm.

C. Mùa đông mưa nhiều hơn mùa hạ.

D. Nhiệt độ mùa hè rất cao, mùa đồng rất thấp.

Trả lời: Chọn đáp án C. Mùa đông mưa nhiều hơn mùa hạ.

Bài tập 2: Dựa vào hình 10.1 SGK, cho biết câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại câu sai.

a) Khí hậu trên Trái Đất chia thành 7 đới khí hậu.

b) Ở bán cầu Bắc, đới khi hậu nhiệt đới có diện tích lớn nhất.

c) Có đới khí hậu phân hoá thành các kiểu khí hậu, có đới không phân hoá thành kiểu khí hậu.

d) Trên lục địa, đới khi hậu xích đạo kéo dài liền tục dọc Xích đạo.

Trả lời:

Câu đúng là: a, c

Câu sai là: b, d

Sửa câu b: Ở bán cầu Bắc, đới khi hậu ôn đới có diện tích lớn nhất.

Sửa câu d: d) Trên lục địa, đới khi hậu xích đạo không liên tục. 

Bài tập 3: Dựa vào hình 10.1 SGK, em hãy cho biết:

  • Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu. Kể tên các đới khí hậu đó.
  • Những đới khí hậu nào có sự phân hoá thành các kiểu khí hậu.
  • Việt Nam nằm trong đới khí hậu, kiểu khí hậu nào. Nêu những đặc điểm nổi bật của đới khi hậu, kiểu khi hậu đó.

Trả lời:

Trên Trái Đất có 8 đới khí hậu, là:

  • Đới khí hậu cực
  • Đới khí hậu cận cực
  • Đới khí hậu ôn đới
  • Đới khí hậu cận nhiệt
  • Đới khí hậu nhiệt đới
  • Đới khí hậu cận xích đạo
  • Đới khí hậu xích đạo
  • Đới khí hậu núi cao

Các đới khí hậu có sự phân hóa thành các kiểu khí hậu là: nhiệt đới, cận nhiệt đới; ôn đới. Cụ thể là:

  • Đới khí hậu nhiệt đới phân hóa thành: Nhiệt đới lục địa; Nhiệt đới gió mùa
  • Đới khí hậu cận nhiệt đới phân hóa thành: Cận nhiệt lục địa; Cận nhiệt hải dương; Cận nhiệt Địa Trung Hải
  • Đới khí hậu ôn đới có sự phân hóa thành: Ôn đới lục địa; Ôn đới gió mùa; Ôn đới hải dương

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm là: 

  • Nhiệt độ cao quanh năm ( > 20 độ C ).
  • Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
  • Mưa trung bình từ 500mm - 1000mm.
  • Lượng mưa thay đổi từ xích đạo về chí tuyến.
  • Càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng dài như vậy biên độ nhiệt càng lớn.

Bài tập 4: Dựa vào hình 10.2 SGK, hãy:

  • Hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Yếu tố

 

Kiểu

khí hậu

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng, 0c)

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng, 0c)

Biên độ nhiệt độ năm (0c)

Tổng lượng mưa cả năm (mm)

Phân bố mưa

Khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội, Việt Nam)

 

 

 

 

 

Khí hậu ôn đới lục địa (U-pha, Liên bang Nga)

 

 

 

 

 

Khí hậu ôn đới hải dương (Va-len-ti-a, Ai-len)

 

 

 

 

 

  • So sánh sự giống nhau và khác nhau của kiểu khí hậu ôn đới hải dương và kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

Trả lời:

Yếu tố

 

Kiểu

khí hậu

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng, 0c)

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng, 0c)

Biên độ nhiệt độ năm (0c)

Tổng lượng mưa cả năm (mm)

Phân bố mưa

Khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội, Việt Nam)

Tháng 6, khoảng 300C

Tháng 12, khoảng 17,50C

12,50C

1 694

Chênh lệch lớn, nhiều vào mùa hạ, ít vào mùa đông

Khí hậu ôn đới lục địa (U-pha, Liên bang Nga)

Tháng 7, khoảng 19,50C

Tháng 1, khoảng -14,50C

340C

584

Khá đều trong năm, nhiều hơn vào mùa hạ

Khí hậu ôn đới hải dương (Va-len-ti-a, Ai-len)

Tháng 7, khoang 170C

Tháng 2, khoảng 80C

90C

1 1416

Khá đều trong năm, nhiều vào thu đông, ít hơn vào mùa hạ

 So sánh:

  • Khí hậu ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 00C, mưa quanh năm (Khoảng 800-1000 mm/năm), nhìn chung là ẩm ướt.
  • Khí hậu ôn đới lục địa: Mùa đông lạnh, khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Càng vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng: Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp <00C.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải SBT địa lí 10 kết nối tri thức và cuộc sống, giải SBT địa lí 10 kết nối, giải sách bài tập địa lí 10 KNTT, giải SBT địa lí 10 bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác