Giải SBT bài 29: Địa lí một ngành công nghiệp

Hướng dẫn giải bài 29: Địa lí một ngành công nghiệp trang 71 SBT địa lí 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN, DẦU KHÍ, QUẶNG KIM LOẠI

Bài tập 1: Lựa chọn đáp án đúng.

1.1. Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, I-rắc,... là các quốc gia

A. có sản lượng than lớn nhất thế giới.

B. khai thác dầu chủ yếu của thế giới.

C. khai thác khí tự nhiên chủ yếu của thế giới.

D. khai thác quặng sắt nhiều nhất thế giới.

Trả lời: Chọn đáp án B. khai thác dầu chủ yếu của thế giới.

1.2. Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ca-ta, l-ran,... là các quốc gia

A. khai thác khí tự nhiên chủ yếu của thế giới.

B. khai thác quặng đồng nhiều nhất thế giới.

C. khai thác quặng bô-xít nhiều nhất thế giới.

D. có sản lượng than lớn nhất thế giới.

Trả lời: Chọn đáp án A. khai thác khí tự nhiên chủ yếu của thế giới.

1.3. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Liên bang Nga.... là các quốc gia

A. khai thác quặng sắt nhiều nhất thế giới.

B. khai thác quặng đồng nhiều nhất thế giới.

C. khai thác quặng bô-xít nhiều nhất thế giới.

D. có sản lượng than lớn nhất thế giới.

Trả lời: Chọn đáp án D. có sản lượng than lớn nhất thế giới.

1.4. Các nước khai thác quặng sắt nhiều nhất thế giới là

A. Chi-lê, Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Liên bang Nga....

B. Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin,...

C. Liên bang Nga, Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kỳ....

D. Trung Quốc, Hoa Kỳ, A-rập Xé-út, Han...

Trả lời: Chọn đáp án A. Chi-lê, Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Liên bang Nga....

1.5. Các nước khai thác quặng đồng nhiều nhất thế giới là

A. Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin....

B. Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,...

C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a,..

D. Liên bang Nga, Ca-ta, Ấn Độ, I-ran....

Trả lời: Chọn đáp án C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a,..

Bài tập 2: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ

1. Than

a) Làm nhiên liệu cho ngành nhiệt điện, luyện kim,..

b) Làm nguyên liệu để sản xuất một số hóa phẩm, dược phẩm,...

c) Là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản.

2. Than

d) Làm nguyên liệu để sản xuất chất dẻo, sợi nhân tạo,...

e) Làm nhiên liệu cho một số thành tựu kĩ thuật hiện đại (ô tô, máy bay,...).

g) Là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.

Trả lời:

Nối số 1 với a), c)

Nối số 2 với b), c), d), e), g) 

Bài tập 3: Đặc điểm nào dưới đây thuộc ngành công nghiệp khai thác dầu, khí?

A. Công nghiệp khai thác gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

B. Các mỏ thường nằm sâu trong lòng đất, việc khai thác phụ thuộc vào sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.

C. Sản lượng và giá sản phẩm có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế thế giới.

D. Việc khai thác và sử dụng ảnh hưởng lớn tới mối trường và tác động tới biển đổi khí hậu, đòi hỏi cần có các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế.

Trả lời: Đặc điểm thuộc ngành công nghiệp khai thác dầu, khí là: B, C, D. 

Bài tập 4: Kể tên một số kim loại của các nhóm quặng: kim loại đen, kim loại máu, kim loại quý, kim loại hiếm.

Trả lời:

  • Kim loại đen: sắt…
  • Kim loại màu: đồng, Bô-xít…
  • Kim loại quý: bạc, vàng…
  • Kim loại hiếm: vanadium, cerium, gallium…

II. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN LỰC

Bài tập 1: Lựa chọn đáp án đúng.

1.1. Một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia là

A. sản lượng điện của quốc gia đó.

B. sản lượng điện bình quân đầu người của quốc gia đó.

C. số nhà máy điện trong nước.

D. hệ thống truyền tải điện trong nước.

Trả lời: Chọn đáp án B. sản lượng điện bình quân đầu người của quốc gia đó.

1.2. Vai trò nào dưới đây không phải của công nghiệp điện lực?

A. Là nguồn năng lượng không thể thiếu trong xã hội hiện đại.

B. Là cơ sở để tiến hành cơ khí hóa, tự động hóa trong sản xuất.

C. Là điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống xã hội.

D. Là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ của hầu hết các quốc gia.

Trả lời: Chọn đáp án D. Là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ của hầu hết các quốc gia.

1.3. Các nước trên thế giới có cơ cấu điện khác nhau, phụ thuộc vào

A. điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển...

B. vị trí địa lí, đặc điểm và sự phân bố dân cư, số đồ thị...

C. điều kiện tự nhiên, trình độ văn hoá của dân cư, thói quen sử dụng năng lượng...

D. vị trí địa lí, sự phát triển công nghiệp, trình độ kĩ thuật...

Trả lời: Chọn đáp án A. điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển...

1.4. Sản phẩm công nghiệp điện lực có đặc điểm là

A. phong phú, đa dạng.

B. khó di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.

C. không lưu giữ được.

D. quá trình sản xuất ít đòi hỏi về trình độ kĩ thuật.

Trả lời: Chọn đáp án C. không lưu giữ được.

Bài tập 2: Trình bày sự phân bố của sản xuất điện trên thế giới.

Trả lời: Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Ấn độ, Ca-na-đa, Đức, Hàn Quốc,...) do nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và đời sống ở các nước này rất lớn.

Bài tập 3: Kể tên một số nước trên thế giới có sản lượng điện bình quân đầu người từ 10 000 kWh/người trở lên (năm 2019).

Trả lời: Các nước có sản lượng điện bình quân đầu người từ 10 000 kWh/người trở lên (năm 2019) là: Ca-na-đa, Hoa Kỳ, A-rập Xê-út, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan....

Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau: 

SẢN LƯỢNG DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 - 2019

Năm

Sản lượng

2000

2010

2015

2019

Dầu mỏ (triệu tấn)

3 605,5

3 983,4

4 362,9

4 484,5

Điện (tỉ kWh)

15 555,3

21 570,7

24 266,3

27 004,7

  • Vẽ biểu đổ thể hiện sản lượng dầu mỏ và điện của thế giới giai đoạn 2000 - 2019.
  • Nêu nhận xét. 

Trả lời:

  • Vẽ biểu đồ:

Cho bảng số liệu sau

  • Nhận xét: Sản lượng dầu mỏ và điện của thế giới ngày càng tăng do nhu cầu về dầu mỏ và điện ngày càng lớn.

III. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ, TIN HỌC

Bài tập 1: Lựa chọn đáp án đúng.

1.1. Công nghiệp điện tử, tin học có vai trò đặc biệt quan trọng cả ở hiện tại cũng như tương lai do

A. tạo ra nhiều sản phẩm cao cấp, có giá trị xuất khẩu cao.

B. sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất của nhiều ngành kinh tế cũng như đời sống dân cư.

C. tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất và đời sống xã hội, hỗ trợ tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên.

D. tạo ra mối quan hệ rộng rãi gữa các quốc gia cũng như cộng đồng dân cư thế giới.

Trả lời: Chọn đáp án C. tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất và đời sống xã hội, hỗ trợ tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên.

1.2. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc ngành công nghiệp điện tử, tin học? 

A. Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XX.

B. Đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.

C. Sản phẩm phong phú, đa dạng, luôn thay đổi về chất lượng và mẫu mã theo hướng hiện đại.

D. Sử dựng nhiều năng lượng nên gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Trả lời: Chọn đáp án D. Sử dựng nhiều năng lượng nên gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Bài tập 2: Các nhận định đưới đây là đúng hay sai?

a) Công nghiệp điện tử, tin học đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới.

b) Mặt tiêu cực của công nghiệp điện tử, tin học là biến xã hội loài người trở thành thể giới ảo.

c) Công nghiệp điện tử, tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

Trả lời:

Câu đúng là: a), c)

Câu sai là: b) 

Bài tập 3: Hãy nêu một số lĩnh vực chủ yếu trong công nghiệp điện tử, tin học ở: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ.

Trả lời:

  • Một số lĩnh vực chủ yếu trong công nghiệp điện tử, tin học ở Hoa Kỳ: máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm…
  • Một số lĩnh vực chủ yếu trong công nghiệp điện tử, tin học ở Trung Quốc: chất bán dẫn, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, phần mềm…
  • Một số lĩnh vực chủ yếu trong công nghiệp điện tử, tin học ở Nhật Bản: điện tử dân dụng…
  • Một số lĩnh vực chủ yếu trong công nghiệp điện tử, tin học ở Hàn Quốc: điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, phần mềm…
  • Một số lĩnh vực chủ yếu trong công nghiệp điện tử, tin học ở Ấn Độ: phần mềm….

IV. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Bài tập 1: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG

VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

1. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

a) Sản xuất các hàng hóa thông dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân.

b) Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khâir, góp phần tăng GDP.

2. Công nghiệp thực phẩm

c) Tạo viẹc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

d) Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu về ăn, uống của con người.

e) Thông qua chế biến, góp phần làm thay đổi chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp.

Trả lời:

Nối số 1 với a), b), c) 

Nối số 2 với b), c), d), e) 

Bài tập 2: Hoàn thành bảng theo mẫu sau.

ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT

HÀNG TIÊU DÙNG, CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Ngành

Tiêu chí

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Công nghiệp thực phẩm

Đặc điểm

 

 

Vai trò

 

 

Trả lời:

 

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Công nghiệp thực phẩm

Đặc điểm

  • Đòi hỏi vốn đầu tư ít, hoàn vốn nhanh, thời gian xây dựng hạ tầng tương đối ngắn, quy trình sản xuất đơn giản.
  • Sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn từ nhân công, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm, dễ gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.
  • Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm rất phong phú, đa dạng. Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản.
  • Các yêu cầu về đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng trong quá trình chế biến, bảo quản.

Vai trò

  • Đây là lĩnh vực không thể thiếu được trong cơ cấu công nghiệp của mọi quốc gia.
  • Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sản xuất ra các hàng hoá thông dụng, phục vụ cuộc sống hằng ngày của người dân và xuất khẩu.
  • Tận dụng nguồn lao động tại chỗ, huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế.
  • Công nghiệp thực phẩm là lĩnh vực cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu về ăn, uống của con người.
  • Thông qua chế biến, góp phần làm thay đổi chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp, nhờ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
  • Công nghiệp thực phẩm cũng tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.

Bài tập 3: Kể tên một số sản phẩm xuất khẩu quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam.

Trả lời:

  • Một số sản phẩm xuất khẩu quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam: dệt may, da dày,…
  • Một số sản phẩm xuất khẩu quan trọng của công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam: gạo, tôm, cá Basa,…

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải SBT địa lí 10 kết nối tri thức và cuộc sống, giải SBT địa lí 10 kết nối, giải sách bài tập địa lí 10 KNTT, giải SBT địa lí 10 bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác