Giải SBT bài 11: Thủy quyển, nước trên mặt đất

Hướng dẫn giải bài 11: Thủy quyển, nước trên mặt đất trang 32 SBT địa lí 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Lựa chọn đáp án đúng.

1.1. Chế độ nước sóng chịu ảnh hưởng chủ yếu của

A. chiều dài và lưu vực sông.

B. nguồn cấp nước và bề mặt lưu vực.

C. khi hậu và địa hình trong lưu vực.

D. hồ đầm và thực vật trong lưu vực.

Trả lời: chọn đáp án B. nguồn cấp nước và bề mặt lưu vực. 

1.2. Mực nước lũ của các sông ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào?

A, Sông lớn, lòng sông rộng, có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.

B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác gềnh.

C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.

D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.

Trả lời: chọn đáp án C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.

1.3. Đặc điểm nào sau đây là của nước băng tuyết?

A. Băng tuyết bao phủ hết các đảo trên thế giới.

B. Tuyết là trạng thái khi nhiệt độ xuống dưới 5°C, mưa chuyển từ trạng thái lỏng sang xốp.

C. Băng tuyết luôn ổn định theo thời gian và không gian.

D. Băng tuyết phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.

Trả lời: chọn đáp án D. Băng tuyết phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.

1.4. Phát biểu nào sau đây không đúng vê đặc điểm của nước ngầm?

A. Nước ngầm do nước mặt thấm xuống.

B. Mực nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cắp nước, đặc điểm địa hình, khả năng thấm của đất đá...

C. Nước ngầm nằm khá nông ở vùng ẩm ướt, đất đá dễ thấm hút và nằm sâu ở vùng khô hạn.

D. Nước ngằm có thành phân và hàm lượng các chất khoáng hậu như không thay đồi.

Trả lời: chọn đáp án D. Nước ngằm có thành phân và hàm lượng các chất khoáng hậu như không thay đồi.

1.5. Giải pháp nào sau đây không dùng để bảo vệ nguồn nước ngọt?

A. Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.

B. Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.

C. Sử dụng các dụng cụ để tích trữ nước ngọt.

D. Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.

Trả lời: chọn đáp án C. Sử dụng các dụng cụ để tích trữ nước ngọt.

Bài tập 2: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại câu sai.

a) Sông được cấp nước từ hai nguồn chinh: nước mưa và nước băng tuyết tan.

b) Chế độ nước sông đơn giản hay phức tạp là do số lượng nguồn cấp quyết định.

c) Hồ đầm vá thực vật có tác dụng điều tiết dòng chảy.

d) Sông có nhiều phụ lưu, nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông bớt phức tạp hơn.

Trả lời:

Câu đúng là: b, c

Câu sai là: a, d

Sửa câu a: Sông được cấp nước từ hai nguồn chinh: nước ngầm và nước trên mặt đất.

Sửa câu d: Sông có nhiều chi lưu, nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông bớt phức tạp hơn.

Bài tập 3: Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

Trả lời:

Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông

Bài tập 4: Tại sao các hồ ở vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng thường có dạng hình móng ngựa hay hình bán nguyệt?

Trả lời: Hồ ở vùng đồng bằng thường có hình móng ngựa hay bán nguyệt do dòng sông cũ để lại khi đổi dòng.

Bài tập 5: Tại sao bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay?

Trả lời: Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tắt cả các quốc gia trên thế giới vì nguồn nước ngọt có vai trò rất quan trọng, nhu cầu nước ngọt ngày càng lớn do dân số ngày càng đông, trong khi đó nguồn nước ngọt lại đang bị suy thoái, ô nhiễm...

Bài tập 6: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

CÁC HỒ THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH

Tên hồ

Nguồn gốc hình thành

 1. Hồ Tây (Hà Nội)

a) Hồ núi lửa.  

2. Hồ Bai -can (Liên bang Nga)

b) Hồ kiến tạo.

3. Ngũ Hồ (Bắc Mỹ)

c) Hồ móng ngựa.

4. Hồ Hòa Bình  (Hòa Bình)

d) Hồ băng hà.

5. Biển Hồ (Gia Lai)

e) Hồ nhân tạo

Trả lời:

Nối số 1 với c)

Nối số 2 với b)

Nối số 3 với d)

Nối số 4 với e)

Nối số 5 với a)

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải SBT địa lí 10 kết nối tri thức và cuộc sống, giải SBT địa lí 10 kết nối, giải sách bài tập địa lí 10 KNTT, giải SBT địa lí 10 bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác