Tóm tắt kiến thức địa lý 10 kết nối bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa
Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 10 kết nối bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. KHÁI NIỆM THỦY QUYỂN
- Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khi quyền và cả trong cơ thể sinh vật.
- Mỗi bộ phận của thuỷ quyển đều có vai trò quan trọng. Nước trong đại dương và nước băng tuyết giữ ổn định nhiệt độ của bề mặt Trái Đất. Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng giúp duy trì sự sống trên đất liền.
- Thuỷ quyển là lớp nước tồn tại và phát triển trong vỏ địa lí. Lớp nước này có khối lượng rất lớn và phân bố rộng trong không gian. Nước có thể xâm nhập đến giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển, tồn tại trong các lớp trên của thạch quyển, nhưng tập trung chủ yếu ngay trên bề mặt của Trái Đất. Do đó, từ thuỷ quyền thường dùng để chỉ phần nước này.
II. NƯỚC TRÊN LỤA ĐỊA
a) Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông
- Ảnh hưởng của nguồn cấp nước: phụ thuộc vào số lượng nguồn cấp (nước ngầm và nước trên mặt) mà chế độ nước sông là đơn giản (mỗi năm có một mùa lũ và một mùa cạn) hay phức tạp (trong năm có nhiều mùa lũ, cạn xen kẽ).
- Ảnh hưởng của đặc điểm bề mặt lưu vực: + Địa hình: Độ dốc địa hình làm tăng cường độ tập trung lũ. Ở sườn đón gió, sông thường có lượng nước cấp trên mặt dồi dào hơn so với ở sườn khuất gió.
+ Hồ đầm và thực vật có tác dụng điều tiết dòng chảy. Chúng giữ lại trên lưu vực một phần nước mưa hay nước tuyết tan, làm giảm lũ.
+ Sự phân bố và số lượng phụ lưu, chi lưu: Nếu các phụ lưu tập trung trên một đoạn sông ngắn, dễ xảy ra tình trạng lũ chống lũ. Ngược lại, nếu các phụ lưu phân bố đều theo chiều dài dòng chính, mỗi đợt lũ về có thể kéo dài hơn nhưng là không quá cao. Sông có nhiều chi lưu, nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông sẽ bớt phức tạp.
b) Hồ
Theo nguồn gốc hình thành, hồ bao gồm các loại:
- Hồ núi lửa: có nguồn gốc từ hoạt động của núi lửa, thường khá sâu
- Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo di chuyển, họ thường dài và sâu.
- Hồ móng ngựa: hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính, sau khi chuyển dòng, hồ thường nông, có dạng cong.
- Hồ băng hà: do sông băng tạo nên.
- Hồ nhân tạo: do con người tạo nên.
c) Nước băng tuyết
Đặc điểm của nước bằng tuyết:
- Tuyết là trạng thái mưa xốp khi nhiệt độ xuống dưới 0°C.
- Tuyết tích tụ trên lục địa, bị nén qua thời gian dài thành băng; khi dày lên và khối băng dịch chuyển do trọng lực tạo thành sông băng.
- Băng tuyết khá phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao. Lượng băng trên trái Đất tập trung chủ yếu ở vùng cực Bắc và cực Nam.
d) Nước ngầm
Đặc điểm của nước ngầm:
- Nằm trong các lớp đất đá;
- Có trữ lượng lớn (nhiều hơn nước của sông, hồ cộng lại) và phân bố rộng rãi;
- Được bổ sung từ nước trên mặt thám trực tiếp xuống;
- Tại vùng ẩm ướt, nước ngầm nằm khá gần mặt đất, còn tại các vùng khô hạn, nước ngắm nằm sâu.
e) Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt
– Sử dụng nguồn nước ngọt hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.
– Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.
– Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận